Mục lục [Ẩn]
Một trong những vấn đề cha mẹ quan tâm nhất trong những năm tháng đầu đời của con yêu đó là tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng. Nhưng làm thế nào để phát hiện con mình có bị hay không? Bài viết sau đây sẽ đưa ra một số hình ảnh trẻ bị còi xương và trẻ bị suy dinh dưỡng, góp phần giúp bạn có cơ sở để nắm được tình trạng của con mình, đồng thời cung cấp những giải pháp hữu hiệu. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Hình ảnh trẻ bị còi xương
Còi xương và suy dinh dưỡng là hai tình trạng khác nhau
Trước hết, mẹ cần phân biệt được tình trạng còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ không phải là một.
Còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D hoặc rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. Căn bệnh này hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng tăng hấp thu canxi và photpho ở ruột, tăng tái hấp thu canxi ở thận, tham gia vào quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng nên nó rất quan trọng trong sự phát triển hệ xương của trẻ em. Thiếu vitamin D sẽ làm canxi máu giảm và canxi trong xương bị huy động để ổn định nồng độ canxi máu, dẫn tới bệnh còi xương ở trẻ em, làm trẻ chậm lớn, chậm biết đi, chân vòng kiềng,...
Còn với suy dinh dưỡng, đó là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em thường phổ biến ở khoảng thời gian từ 6 - 24 tháng tuổi.
Trẻ bị suy dinh dưỡng
,
Nguyên nhân và cách điều trị hai tình trạng này cũng không giống nhau. Vì vậy, mẹ cần phân biệt được để có phương pháp chính xác, hiệu quả. Và những hình ảnh trẻ còi xương và trẻ suy dinh dưỡng dưới đây cùng những dấu hiệu nhận biết sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó.
Hình ảnh trẻ bị còi xương và những dấu hiệu nhận biết khác
Những dấu hiệu trẻ bị còi xương mẹ cần chú ý, đó là:
- Trẻ thường quấy khóc, ngủ không yên, dễ giật mình, và đổ nhiều mồ hôi lúc ngủ.
- Tóc rụng nhiều, đặc biệt là ở vùng sau gáy như hình vành khăn.
- Có các bất thường ở vùng xương đầu, bao gồm thóp rộng và mềm, thóp không đầy và phập phồng theo nhịp thở; xuất hiện bướu đỉnh đầu, bướu trán (trán dô), hoặc đầu bẹp trông giống cá trê.
- Răng mọc chậm, rối loạn trương lực cơ hoặc bị táo bón.
- Chậm phát triển vận động như lẫy, lật, bò, đi, đứng...
Khi bị còi xương nghiêm trọng, trẻ có những dấu hiệu như: Có chuỗi hạt ở xương sườn, dị tật xương ức gà hay còn gọi là ngực lồi, và chân tay vòng kiềng.
Sau đây là những hình ảnh trẻ bị còi xương bạn có thể tham khảo:
Hình ảnh trẻ bị còi xương
Trẻ bị còi xương mức độ nghiêm trọng có bị chân vòng kiềng hoặc biến dạng
Trẻ bị còi xương có các bất thường ở vùng xương đầu, bao gồm thóp rộng và mềm
Trẻ bị còi xương có tóc rụng nhiều, đặc biệt là ở vùng sau gáy như hình vành khăn
Hình ảnh trẻ bị suy dinh dưỡng và những dấu hiệu nhận biết khác
Những dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng mẹ cần chú ý đó là:
- Không lên cân, giảm cân, chậm tăng cân, đứng cân trong 2-3 tháng hoặc sụt cân.
- Chậm tăng chiều cao hoặc không tăng chiều cao liên tục trong 2-3 tháng.
- Da xanh, tóc mọc thưa rụng, rụng tóc ở vùng chẩm (chiếu liếm), đổi màu tóc.
- Chậm mọc răng, chậm biết đi.
- Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo.
- Hay bị rối loạn tiêu hóa: đi phân sống, ỉa chảy.
- Bé chậm phát triển, ít vận động, hay quấy khóc.
- Rối loạn giấc ngủ (ngủ trằn trọc, ngủ giấc ngắn, hoặc giật mình khóc thét khi đang ngủ,…).
- Bé biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, khó chịu, ít vui chơi, kém linh hoạt.
-Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng.
Nếu bị suy dinh dưỡng nặng còn được thể hiện ở 3 thể là: phù, teo đét và hỗn hợp.
- Thể phù: Do chỉ nuôi bằng tinh bột, trẻ không được cung cấp đủ năng lượng hoặc những chất dinh dưỡng đa vi lượng. Triệu chứng phổ biến là phù thũng toàn thân, da xanh xao, cơ thể bị suy thoái, hạ canxi, mắt khô, quáng gà, và hay bị bệnh.
- Thể teo đét: Mức độ thiếu chất nhẹ hơn thể phù, tuy nhiên các bắp thịt của trẻ bị teo lại, da nhăn trông giống như người già. Thể teo đét có tiên lượng thường tốt hơn thể phù do ít bị tổn thương các cơ quan nội tạng.
- Thể hỗn hợp: Kết hợp cả 2 thể trên.
Hình ảnh trẻ bị suy dinh dưỡng
Trẻ suy dinh dưỡng bị teo mỡ ở cánh tay
Hình ảnh trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù trong trường hợp nặng
Hình ảnh trẻ bị suy dinh dưỡng thể teo đét trong trường hợp nặng
Với cả hai tình trạng trẻ còi xương và suy dinh dưỡng, mẹ tuyệt đối không được chủ quan mà cần có biện pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả.
Trẻ bị còi xương mẹ phải là sao?
Khi thấy bé nhà mình có những dấu hiệu bị còi xương, mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm dinh dưỡng hoặc bệnh viện chuyên khoa nhi để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán. Đối với trẻ đã được kết luận mắc bệnh còi xương, phương pháp điều trị chủ yếu đó là bổ sung vitamin D và canxi bằng cách:
Phơi nắng sáng cho trẻ mỗi ngày
Chắc hẳn, các mẹ đều biết rằng nên cho bé phơi nắng vào buổi sáng thường xuyên. Đó là bởi tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời sẽ hoạt hóa tiền chất của vitamin D có sẵn dưới da là 7-dehydro-cholesterol thành vitamin D. Vitamin D giúp điều hòa canxi, phốt pho trong máu dễ dàng được hấp thu và chuyển hóa.
Bạn nên cho trẻ tắm nắng trước 9h sáng trong khoảng 10-30 phút. Khi phơi nắng nên hạn chế có trẻ mặc nhiều quần áo để ánh nắng mặt trời được chiếu trực tiếp lên da, không thông qua lớp vải hay cửa kính nhằm phát huy tác dụng tối đa.
Cho trẻ phơi nắng vào buổi sáng để tăng lượng vitamin D trong cơ thể
Cung cấp vitamin D và canxi
Bổ sung trực tiếp vitamin D: Tùy vào tình trạng của bé mà bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung vitamin D bằng đường tiêm hay uống và với liều lượng như thế nào. Liều lượng dùng vitamin D đường uống tham khảo là 4000 UI/ngày trong vòng 4 - 8 tuần.
Bổ sung canxi bằng các loại chế phẩm: Ống canxi B1 - B2 - B6 dạng uống hoặc cốm ăn là một lựa chọn khác có thể cân nhắc để tăng cường cung cấp vitamin D hằng ngày cho trẻ.
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học: Cha mẹ cần chú ý chọn các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa và hải sản trong thực đơn hàng ngày. Ngoài ra, chất béo sẽ hỗ trợ trẻ hấp thụ được vitamin D vì chúng là loại tan trong dầu. Nếu bữa ăn hàng ngày thiếu chất béo thì tình trạng còi xương sẽ khó cải thiện dù trẻ được uống vitamin D đầy đủ.
Cho trẻ bổ sung canxi và vitamin D đường uống
Trẻ bị suy dinh dưỡng mẹ phải làm sao?
Để cải thiện hiệu quả tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, giúp con yêu mau lớn, khỏe mạnh, các mẹ không thể bỏ qua các biện pháp dưới đây:
- Theo dõi định kỳ chiều cao, cân nặng của trẻ nhỏ.
- Xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ một cách khoa học:
- Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, chất đạm và dưỡng chất đáp ứng nhu cầu phục hồi dinh dưỡng và phát triển cơ thể.
- Cho con ăn nhiều món trong cùng một bữa.
- Tăng số lần ăn trong ngày nếu trẻ không thể ăn nhiều trong một lần.
- Cho trẻ ăn càng đặc càng tốt.
- Theo dõi định kỳ tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ.
- Đối với các bé từ 2 tuổi trở lên, các mẹ lưu ý nên tẩy giun cho con đều đặn 6 tháng 1 lần.
- Khuyến khích các con vận động, vui chơi ngoài trời, hạn chế để con xem tivi hay sử dụng thiết bị điện tử nhiều.
- Sử dụng các sản phẩm có tác dụng giúp tăng cường hấp thu, kích thích hệ tiêu hóa, giảm tình trạng biếng ăn ở trẻ: Hiện nay trên thị trường, có nhiều sản phẩm giúp trẻ hay ăn chóng lớn. Đứng đầu trong số đó là BoniKiddy + đến từ Mỹ, sản phẩm đã và đang được hàng vạn bà mẹ Việt tin dùng cho con yêu.
Thành phần BoniKiddy
BoniKiddy + là giải pháp hoàn hảo giúp cải thiện hiệu quả tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, giúp bé phát triển cao lớn, khỏe mạnh. Cụ thể, công thức vượt trội của BoniKiddy + bao gồm:
- Sữa ong chúa:
Hàm lượng lớn acid amin, các nguyên tố vi lượng, các vitamin nhóm B, acid folic, protein… trong sữa ong chúa giúp tăng cường hấp thu, kích thích tiêu hóa, kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Ngoài ra, sữa ong chúa còn giúp trẻ tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, hạn chế tình trạng ốm vặt.
- Men bia:
Men bia giúp kích thích hấp thu thức ăn, lợi tiêu hóa, dùng trong các trường hợp trẻ chậm lớn, chậm tăng trưởng.
- Hàng tỷ lợi khuẩn:
Trong một viên BoniKiddy + chứa đến 2.5 tỷ lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus và 2.5 tỷ lợi khuẩn Streptococcus thermophilus, giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng đường tiêu hóa, phòng và cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ. Đồng thời, các lợi khuẩn giúp kích thích phân giải thức ăn thành các chất dễ hấp thu hơn, cải thiện hiệu quả tình trạng bé chậm lớn, chậm tăng cân, giảm nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, BoniKiddy + còn giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng phòng chống bệnh tật, giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp cho bé nhờ thành phần sữa non và bột hoa cúc tây.
Cách dùng BoniKiddy
BoniKiddy + là dạng viên nang cứng, điều này giúp các mẹ thuận tiện hơn trong việc phân liều. Khi cho con dùng, cha mẹ tách nhẹ 2 vỏ nang, đổ bột ở bên trong ra hòa với sữa hoặc nước đều được.
Liều dùng: Để BoniKiddy + phát huy hiệu quả nhất, các bậc cha mẹ nên cho :
- Trẻ em dưới 3 tuổi : 1 viên x2 lần/ngày, uống trước bữa ăn 15 phút.
- Trẻ em trên 3 tuổi : 1-2 viên x2 lần/ngày, uống trước bữa ăn 15 phút.
Hy vọng qua bài viết trên, các mẹ đã biết được lý do và giải pháp giúp cải thiện tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng , đồng thời nắm được bí quyết chăm con ăn ngoan, hấp thu tốt và khỏe mạnh. Các mẹ cũng đừng quên rằng, việc chăm con yêu sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nếu các mẹ cho bé sử dụng BoniKiddy + hàng ngày.
XEM THÊM:
- Trẻ lười ăn sau covid- Giải pháp nào khắc phục tối ưu?
- Chuyên gia giải đáp: Trẻ hay ốm vặt phải làm sao?