Mối liên hệ giữa không khí ô nhiễm và bệnh tiểu đường tuýp 2

Cập nhập: Thứ tư, 15/11/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Nếu là bệnh nhân tiểu đường, bạn đừng nên chỉ tập trung vào việc dùng thuốc, ăn kiêng và tập luyện, mà hãy quan tâm đến cả môi trường không khí mà bạn thường xuyên tiếp xúc đang trong tình trạng như thế nào. Bởi nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và khiến bệnh khó kiểm soát hơn. Để hiểu hơn về vấn đề này, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.

 

Mối liên hệ giữa không khí ô nhiễm và bệnh tiểu đường tuýp 2

Mối liên hệ giữa không khí ô nhiễm và bệnh tiểu đường tuýp 2

 

Nghiên cứu chứng minh không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2

    Một nghiên cứu được thực hiện bởi Khoa Y Li Ka Shing, Trường Y tế Công cộng, Đại học Hồng Kông, Hồng Kông trên 61.447 người cho thấy việc tiếp xúc lâu dài với bụi mịn PM2,5 ở nồng độ cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

    Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Trùng Khánh, Trung Quốc về tác động của việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong thời gian ngắn (không quá 16 ngày) đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cho thấy: Khí sulfur dioxide (SO2) và carbon monoxide (CO) có liên quan đến việc tăng thời gian nằm viện cũng như chi phí điều trị của bệnh nhân.

    Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra, nồng độ các chất ô nhiễm không khí ngày càng tăng có thể dẫn đến những rối loạn đáng kể về mặt lâm sàng trong hệ thống thần kinh tự chủ, stress oxy hóa, phản ứng viêm, sự chết tế bào theo chu trình và rối loạn chuyển hóa (bao gồm cả tình trạng không dung nạp glucose, giảm độ nhạy insulin và suy giảm bài tiết insulin, đồng thời tăng nồng độ lipid trong máu). 

Như vậy, không chỉ chịu ảnh hưởng bởi yếu tố gen di truyền, chế độ ăn uống và ít vận động thể lực, nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 còn tăng lên khi con người thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại trong không khí ô nhiễm.

 

Sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2

Sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2

 

Cách phòng ngừa tác hại của không khí ô nhiễm lên quá trình chuyển hóa đường

    Để giảm thiểu tác hại của không khí lên quá trình chuyển hóa đường (glucose) trong cơ thể, góp phần giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2, bạn cần chú ý:

  • Trồng thêm nhiều cây xanh quanh nhà hoặc cân nhắc chuyển đến sinh sống ở những nơi có không khí trong lành.
  • Hạn chế ra ngoài khi không khí ô nhiễm, ví dụ như giờ cao điểm ở các thành phố lớn hay những ngày được báo đài, tivi cảnh báo cần hạn chế ra ngoài.
  • Dùng máy lọc không khí tại nhà và nơi làm việc.
  • Đeo khẩu trang có khả năng lọc bụi mịn PM 2.5 mỗi khi ra ngoài.
  • Tập thể dục, hít thở sâu để tăng thông khí phổi, hỗ trợ phổi tống chất độc hại ra ngoài.
  • Tăng cường khả năng tự bảo vệ của phổi. Các chất ô nhiễm trong không khí xâm nhập cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp. Lúc này, nếu bạn tăng cường được hệ thống tự phòng thủ của phổi (tăng hoạt động của hệ thống lông mao và các đại thực bào phế nang) thì phổi ngăn chặn các độc tố này tốt hơn. Để làm được điều đó, bạn nên sử dụng BoniDetox của Mỹ. 
  • Kết hợp với các biện pháp giảm nguy cơ tiểu đường khác như ăn uống điều độ (không ăn quá nhiều đồ ngọt và tinh bột), tăng cường vận động thể lực, tránh căng thẳng, stress, không sử dụng thuốc bừa bãi, kiểm soát tốt các bệnh lý chuyển hóa khác (gút, rối loạn mỡ máu) nếu có.

 

Dùng máy lọc không khí trong nhà

Dùng máy lọc không khí trong nhà

 

Cần làm gì khi đã mắc bệnh tiểu đường và vẫn phải tiếp xúc với không khí ô nhiễm?

    Nếu bạn đã mắc bệnh tiểu đường và hàng ngày vẫn sống, làm việc trong môi trường khói bụi, tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại thì ngoài những biện pháp kể trên thì sau đây sẽ là những lời khuyên hữu ích dành cho bạn:

Thức nhất: Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt: Hạn chế tối đa đồ ăn nhiều tinh bột và đồ ngọt, thực phẩm nhiều dầu mỡ, các loại thịt đỏ, kiêng rượu bia. Thay vào đó, hãy tăng cường ăn nhiều rau xanh giàu chất xơ.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày.
  • Uống BoniDiabet + với liều 4-6 viên/ngày để hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường.

 

Uống BoniDiabet để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường tuýp 2

Uống BoniDiabet để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường tuýp 2

 

Thứ hai: nâng cao sức khỏe nền tảng

Khi thực hiện tốt các biện pháp sau đây, bạn không những sẽ thải độc tố ra ngoài tốt hơn mà còn bảo vệ cơ thể, bổ sung những chất cần thiết để nâng cao sức khỏe nền tảng, từ đó cải thiện bệnh tốt hơn.

  • Tăng cường thải độc cơ thể: Khi cơ thể phải tiếp nhận quá nhiều độc tố từ môi trường cũng như thuốc, thực phẩm bẩn, đồ gia dụng… thì sẽ dễ dẫn đến nhiều bệnh lý, trong đó có tiểu đường. Lúc này, để thải độc cho cơ thể, bạn cần:
  • Bảo vệ và tăng cường chức năng của hai cơ quan thải độc chính của cơ thể là gan và thận. Ví dụ, để thải độc gan bạn nên ăn các loại rau cải,tỏi tươi, nghệ, củ dền đỏ, nấm, dầu oliu, quả bơ… 
  • Một số thực phẩm giúp cơ thể thải độc tốt hơn bạn nên bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày như kim chi, dưa bắp cải, giấm táo, rong biển, giá đỗ, húng quế, bạc hà, mùi tây, ngò…
  • Tăng cường tập luyện cơ thể.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và đúng cách: Ăn đa dạng các loại thực phẩm, ăn đồ sạch, đồ tươi, mới được thu hái. Nên ăn thêm rau mầm, rau sống, thực phẩm có mùi thơm và màu sắc hấp dẫn.
  • Uống đủ 1.5-2 lít nước/ngày, uống 1 cốc nước đầy vào buổi sáng và trong ngày đảm bảo cơ thể không bao giờ bị khát. Chỉ uống nước lọc, nước khoáng, không uống nước ngọt đóng chai.
  • Tập hít thở sâu mỗi ngày.
  • Tăng cường ăn thêm các thực phẩm chống oxy hóa như nho, việt quất hoặc tập thói quen uống nước trà xanh.
  • Kiềm hóa cơ thể bằng cách uống nước ép rau củ quả tươi (nước ép cần tây, dưa chuột, táo (hoặc ổi), củ dền đỏ, cà rốt và gừng), đồng thời ăn thêm các loại rau có tính kiềm như rau cải, cần tây, rau quả họ bầu bí, kinh giới, húng quế…
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng stress.

 

Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn sống khỏe hơn mỗi ngày

Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn sống khỏe hơn mỗi ngày

 

    Khi thực hiện theo các biện pháp như trên, bạn sẽ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả, ngăn chặn và đẩy lùi tác hại của không khí ô nhiễm cũng như các nguồn gây bệnh khác trên sức khỏe.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Ăn gạo lứt có tốt cho bệnh tiểu đường không?

Thực tế, ăn gạo lứt có tốt cho bệnh tiểu đường không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Chế độ ăn cho người tiểu đường và các nguyên tắc cơ bản trong ăn uống sinh hoạt

Đạt mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường hay không phụ thuộc một phần vào chế độ ăn, chế độ sinh hoạt

Hành trình gần 30 năm chiến đấu với bệnh tiểu đường của một nhà giáo

Bác Nguyễn Anh Tiến, 75 tuổi, ở số 55, đường Nguyễn Thái Học, phố Tân Văn, phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi