Mục lục [Ẩn]
Bạn có biết bệnh nhân viêm loét đại tràng nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng đặc biệt là ung thư đại trực tràng - một trong những bệnh lý nguy hiểm gây tử vong hàng đầu tại nước ta.
Nguy cơ ung thư ở bệnh nhân viêm loét đại tràng là gì?
Theo một nghiên cứu năm 2012, những người bị viêm loét đại tràng mãn tính có nguy cơ mắc ung thư đại trực cao hơn gấp đôi so với những người không mắc bệnh.
Theo một đánh giá khác năm 2008, nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng của bệnh nhân viêm loét đại tràng là:
- 2% nếu bệnh nhân bị viêm loét đại tràng 10 năm.
- 8% nếu bệnh nhân bị viêm loét đại tràng 20 năm.
- 18% nếu bệnh nhân bị viêm loét đại tràng 30 năm.
Niêm mạc đại tràng bị viêm loét kéo dài và tái phát liên tục khiến các tế bào biểu mô của niêm mạc sẽ có nguy cơ bị loạn sản và chuyển thành ác tính gây ra ung thư đại tràng.
Bên cạnh biến chứng gây ung thư, viêm đại tràng mạn khiến cơ thể ngày càng suy nhược, sức khỏe của người bệnh ngày càng suy yếu và dễ dẫn tới một số hậu quả khác như thủng đại tràng, chảy máu nặng, giãn đại tràng cấp tính….
Nguy cơ ung thư đại tràng sẽ cao hơn nếu bạn thuộc các trường hợp sau:
- Bị chẩn đoán viêm loét đại tràng ở độ tuổi trẻ
- Bị viêm loét đại tràng hơn 8 năm
- Viêm loét đại tràng ảnh hưởng đến phần lớn đại tràng.
- Bị các bệnh mãn tính khác gây suy yếu hệ miễn dịch, ví dụ tiểu đường, COPD,...
- Đã cắt ruột thừa.
- Bị tổn thương ống mật của gan do viêm hoặc sẹo
- Tiền sử gia đình mắc bệnh viêm loét đại tràng
Do đó, người bệnh cần kiểm soát tốt bệnh viêm loét đại tràng và chú ý tầm soát ung thư đại trực tràng. Bệnh ung thư đại trực tràng hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả khi phát hiện kịp thời. Bạn nên lựa chọn cơ sở y tế đáng tin cậy để thăm khám và điều trị một cách hiệu quả.
Làm sao để hạn chế ung thư khi bị viêm loét đại tràng?
Khi được chẩn đoán viêm loét đại tràng, tốt nhất là nên tuân thủ theo chỉ định điều trị viêm đại tràng của bác sĩ. Ngoài ra, cần chú ý duy trì chế độ ăn uống dưới đây:
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây, chất xơ. Khi bị tiêu chảy cần tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose. Bạn có thể ăn trái cây xay nhừ như: chuối, táo, dưa hấu…
- Hạn chế đồ ăn chua cay, nóng, đồ kích thích.
- Cần hạn chế sử dụng các sản phẩm từ sữa, bởi vì, trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu, ngoài ra, chất đạm của sữa có thể gây dị ứng cho bệnh nhân. Bạn nên thay thế bằng sữa đậu nành.
- Tránh những thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt.
- Bổ sung các lợi khuẩn đường ruột, đặc biệt là Bifidobacterium - lợi khuẩn chính chiếm 90% lợi khuẩn của đường ruột để giúp hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn nên bổ sung lợi khuẩn lactobacillus - đây là lợi khuẩn có khả năng tạo ra enzyme lactase, giúp tiêu hóa lactose. Đồng thời, chúng cũng tạo ra acid lactic giúp tạo môi trường có tính acid nhẹ trong đường ruột, từ đó ngăn chặn vi khuẩn có hại sinh sôi. Để bổ sung hai loại lợi khuẩn này hiệu quả, bạn có thể tham khảo sản phẩm BoniBaio+ của Mỹ.
Thành phần, công dụng sản phẩm BoniBaio+.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về nguy cơ ung thư đại tràng ở bệnh nhân viêm loét đại tràng. Viêm loét đại tràng mãn tính làm tăng nguy cơ ung thư. Do đó, bệnh nhân nên có chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn uống đúng giờ, bổ sung thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa, hạn chế ăn đồ cay nóng và nhiều dầu mỡ, kết hợp thể dục thể thao đều đặn thường xuyên và nên đi khám định kỳ sức khỏe 6 tháng/lần. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
XEM THÊM: