Mục lục [Ẩn]
Câu hỏi:
Chào chuyên gia! Thời gian gần đây bụng của tôi thường xuyên bị căng cứng, cảm giác phình lên và rất khó chịu. Tôi đã uống men tiêu hóa nhưng không thấy cải thiện nhiều. Vậy tôi muốn hỏi tình trạng bụng phình to căng cứng là bệnh gì và làm sao để cải thiện? Mong chuyên gia giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn!
Nguyễn Đình Nam, 57 tuổi, Hải Dương
Bụng phình to căng cứng là bệnh gì?
Trả lời:
Chào anh Nam, tình trạng bụng phình to và căng cứng rất thường gặp và nó do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể chỉ đơn giản là rối loạn tiêu hóa nhưng cũng có trường hợp là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm, cụ như sau:
Bụng phình to căng cứng do chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống không hợp lý có thể gây chướng hơi, đầy bụng với biểu hiện điển hình là bụng phình to, căng cứng.
Chướng bụng đầy hơi là hiện tượng lượng hơi tăng lên trong đường tiêu hóa do rối loạn chuyển hóa các chất tinh bột hoặc sự rối loạn lên men vi sinh vật, xuất phát từ những thói quen như:
- Tiêu thụ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn tái sống hoặc ôi thiu, nấu lại nhiều lần. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập đường ruột, lên men và sinh hơi, khiến bụng phình to căng cứng.
- Ăn quá nhiều đồ ăn chiên xào và dầu mỡ.
- Ăn quá nhanh, nhai không kỹ, vừa ăn vừa nói chuyện, xem phim sẽ khiến bạn vô tình nuốt nhiều không khí gây ra tình trạng đầy hơi với biểu hiện bụng phình to căng cứng.
- Ăn quá no, không đúng giờ hoặc ăn xong đã đi nằm ngay.
- Thường xuyên nhai kẹo cao su.
Nhai kẹo cao su quá thường xuyên là 1 trong những nguyên nhân khiến bụng bị đầy hơi, bụng căng cứng
Không dung nạp thực phẩm khiến bụng phình to, căng cứng
Một số trường hợp không thể tiêu hóa thành phần nào đó của thức ăn cũng có thể dẫn tới tình trạng bụng phình to căng cứng, có thể kể đến như:
- Không dung nạp Lactose có trong sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Không dung nạp Fructose có trong đường, trong trái cây.
- Không dung nạp Gluten (là 1 dạng protein trong ngũ cốc).
Bụng phình to căng cứng do hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là bệnh mà đại tràng quá mẫn cảm, dễ bị kích thích, tăng co bóp từ đó gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, phân lỏng, nát, tăng số lần đi ngoài trong ngày…
Ở người mắc hội chứng ruột kích thích, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ loạn khuẩn đường ruột, tạo điều kiện thuận lợi để khí trong lòng ruột sinh ra nhiều hơn do quá trình lên men thức ăn. Trong khi đó, việc đại tràng co bóp quá mức (quá nhanh và mạnh) thì thức ăn chỉ được tiêu hóa một phần. Phần còn lại sẽ đóng vai trò là chất nền dinh dưỡng cho vi khuẩn đường ruột lên men. Quá trình này tạo ra khí (hydro, carbon dioxide và methane), dẫn đến đầy hơi với biểu hiện bụng phình to căng cứng.
Bụng phình to căng cứng do hội chứng ruột kích thích
Bụng phình to căng cứng do xơ gan
Xơ gan là giai đoạn muộn của quá trình xơ hóa (tạo sẹo) ở gan do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, chẳng hạn như viêm gan virus và nghiện rượu mãn tính.
Sự xơ hóa làm cản trở hoạt động và chức năng bình thường của gan và gây ra các triệu chứng như: Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng, chán ăn, ăn không ngon, buồn nôn, sụt cân. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện như vàng da, vàng mắt, ngứa da, sạm da, dễ bị bầm tím và chảy máu, sưng phù ở cẳng chân, bàn chân và mắt cá chân, cổ trướng (báng bụng).
Trong đó, xơ gan cổ trướng sẽ khiến cho dịch nhầy bị tích tụ tại bụng dẫn tới vùng này phình to căng cứng kèm theo tình trạng chân tay phù, khó thở và mệt mỏi.
Bụng phình to căng cứng do một số bệnh lý cấp tính
Trường hợp bụng anh bị phình to, căng cứng và nó tiến triển nhanh, kèm theo một số biểu hiện như chán ăn, sốt, buồn nôn, đau bụng quằn quại thì nó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như viêm ruột thừa, viêm tụy cấp.
Nếu bụng phình to căng cứng do viêm ruột thừa hoặc viêm tụy cấp, bệnh nhân thường sẽ không thể chịu được mà cần phải vào viện cấp cứu nên anh có thể loại trừ nguyên nhân này.
Bụng phình to căng cứng - Làm sao để cải thiện?
Nếu tình trạng bụng phình to căng cứng của anh kèm theo hiện tượng đau bụng quặn, buồn nôn, sốt, sau khi điều chỉnh chế độ ăn uống không có dấu hiệu cải thiện thì anh nên đi khám sớm để phát hiện một số bệnh lý nguyên nhân như hội chứng ruột kích thích hay xơ gan.
Trường hợp bụng phình to căng cứng do hội chứng ruột kích thích, bệnh có nguyên nhân gốc là do căng thẳng, stress khiến thần kinh đại tràng bị nhạy cảm quá mức. Lúc này, lời khuyên tốt nhất dành cho anh đó là anh cần kết hợp các biện pháp như sau:
- Giảm căng thẳng, stress bằng cách thư giãn tinh thần, giảm áp lực trong cuộc sống…
- Có chế độ ăn uống hợp lý: ăn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, tránh đồ ăn dầu mỡ và cay nóng, thực phẩm ôi thiu, kiêng rượu bia…
- Có chế độ sinh hoạt hợp lý: Tăng cường tập thể dục thể thao, ngủ đủ giấc, không thức khuya, bỏ thuốc lá nếu đang hút (nên dùng Boni-Smok để bỏ thuốc lá hiệu quả).
- Uống BoniBaio + với liều 4 viên/ngày. BoniBaio + có thành phần 5-HTP sẽ giúp tăng tiết hormon hạnh phúc serotonin, từ đó giúp giải tỏa căng thẳng, stress. Đồng thời sản phẩm này còn bổ sung cho cơ thể các lợi khuẩn đường ruột và nhiều thành phần thảo dược khác giúp cải thiện hội chứng ruột kích thích hiệu quả, giúp người dùng tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Dùng BoniBaio + để cải thiện hiệu quả hội chứng ruột kích thích
Với nguyên nhân do xơ gan, đây là căn bệnh nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị hiệu quả, đặc biệt là khi đã có hiện tượng cổ trướng (là tình trạng tích tụ dịch bệnh lý hay nước trong khoang phúc mạc). Trường hợp này, bệnh nhân cần có chế độ ăn ít muối (natri) và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ (thuốc có tác dụng lợi tiểu, truyền albumin….). Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể cần thực hiện các thủ thuật để dẫn lưu dịch ổ bụng hoặc giảm áp lực tĩnh mạch cửa bằng kỹ thuật thông nối tĩnh mạch cửa của gan và tĩnh mạch chủ trên.
Với nguyên nhân do chế độ ăn uống không hợp lý, anh cần có sự điều chỉnh phù hợp như:
- Ăn uống đảm bảo vệ sinh, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Ăn chậm, nhai kỹ.
- Không ăn quá no.
- Ăn đúng giờ và không đi nằm ngay sau khi ăn.
- Hạn chế việc nhai kẹo cao su.
- Hạn chế các thực phẩm giàu lactose, fructose, gluten nếu cơ thể anh không dung nạp các chất này.
Như vậy, có nhiều nguyên nhân gây tình trạng bụng phình to căng cứng. Anh nên đi khám sớm, tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý. Với những băn khoăn khác, để được giải đáp nhanh nhất thì anh vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước trong giờ hành chính. Chúc anh sức khỏe!
XEM THÊM: