Mục lục [Ẩn]
Nếu bạn đang gặp tình trạng ăn sáng xong đi ngoài luôn kèm theo các triệu chứng như đau bụng, phân lỏng nát, khó chịu, đầy hơi thì bạn nên theo dõi bài viết ngay sau đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải thích hiện tượng trên đồng thời đưa ra giải pháp hiệu quả nhất. Đừng bỏ lỡ nhé!
Ăn sáng xong đi ngoài là bệnh gì?
Ăn sáng xong đi ngoài có thể là phản xạ bình thường của cơ thể
Việc ăn sáng xong đi ngoài 1 lần đều đặn vào buổi sáng là hiện tượng bình thường theo sinh lý cơ thể dưới tác động của phản xạ dạ dày-đại tràng (gastrocolic reflex). Bữa sáng cách bữa tối của bạn khoảng 12 giờ, trong thời gian ngủ thì phân dần được hình thành và đẩy về phía hậu môn.
Buổi sáng sau khi thức dậy, hệ tiêu hóa hoạt động tích cực trở lại, đặc biệt là sau khi bạn ăn sáng. Phản xạ dạ dày-đại tràng làm cho nhu động ruột tăng lên, đại tràng co bóp nhanh hơn để đưa phân về phía hậu môn, từ đó cảm giác buồn đi vệ sinh xuất hiện và kết quả là con người thường sẽ đi ngoài sau bữa sáng.
Như vậy, nếu bạn có hiện tượng ăn sáng xong đi ngoài nhưng chỉ 1 lần, phân thành khuôn, không đau bụng, không đầy hơi, khó tiêu… thì đó là biểu hiện hoàn toàn bình thường của cơ thể.
Ăn sáng xong đi ngoài có thể là phản xạ bình thường của cơ thể
Ăn sáng xong đi ngoài là có thể là biểu hiện của tình trạng bệnh lý
Khi xuất hiện cùng một hoặc nhiều vấn đề sau đây, tình trạng ăn sáng xong đi ngoài có thể là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý nào đó:
- Ăn sáng xong đi ngoài nhiều hơn 1 lần, trong ngày lại đi tiếp, hoặc trước đó mới ngủ dậy đã đi vệ sinh, sau khi ăn sáng xong lại đi tiếp.
- Phân lỏng, sống, nát, không thành khuôn, trong phân có thể có lẫn bọt.
- Đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn, vị trí đau có thể cố định hoặc không cố định, có thể nổi cục rắn trên bụng hoặc không.
- Đi ngoài xong lại muốn đi tiếp, đi không hết phân. Thậm chí khi đã hết phân trong ruột, bạn vẫn còn cảm giác muốn đi tiếp.
- Nhiều khi, bạn lại bị táo bón xen lẫn tiêu chảy, phân lúc đầu táo nhưng sau đó lại lỏng, nát.
- Thường xuyên bị đầy bụng, chướng hơi, bụng ậm ạch và trung tiện nhiều.
- Một số trường hợp có biểu hiện chán ăn, ăn không ngon miệng, nhức đầu, mất ngủ và bốc hỏa.
- Dễ bị đau bụng đi ngoài sau khi ăn đồ ăn lạ, đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, khó tiêu.
Ăn sáng xong đi ngoài kèm theo đau bụng có thể là biểu hiện của 1 tình trạng bệnh lý
Những triệu chứng bất thường sau khi ăn sáng kể trên có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau như hội chứng ruột kích thích (IBS), viêm đại tràng, viêm tụy, Celiac (không dung nạp gluten) hoặc do thức ăn bị nhiễm khuẩn, dị ứng thực phẩm, không dung nạp lactose… Trong đó, nguyên nhân thường gặp nhất đó là do hội chứng ruột kích thích.
Ăn sáng xong đi ngoài bất thường chủ yếu là do hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome - IBS) hay còn gọi là đại tràng co thắt. Người bệnh sẽ bị rối loạn chức năng đại tràng tái đi tái lại nhiều lần do rối loạn nhu động ruột.
Ở người bình thường, sau khi ăn sáng xong nhu động ruột chỉ tăng nhẹ để đẩy phân ra ngoài. Nhưng ở người bệnh hội chứng ruột kích thích (IBS), phản ứng dạ dày - đại tràng cao hơn nhiều lần so với bình thường (gấp 3 lần). Điều đó khiến đại tràng co bóp quá mức gây hiện tượng đau bụng quặn.
Không chỉ phân đã hình thành được tống ra ngoài mà cả những phân chưa thành khuôn, cùng với lượng thức ăn mới vào đại tràng chưa được tiêu hóa cũng bị tống ra ngoài. Điều đó giải thích cho hiện tượng phân lúc đầu bình thường, có khuôn nhưng sau đó phân lỏng, nát, sống, không thành khuôn. Khi bệnh nặng hơn, phân khi ăn sáng xong đi ngoài lúc nào cũng lỏng, nát, không thành khuôn, thậm chí là ăn gì đi nấy.
Ăn sáng xong đi ngoài bất thường do hội chứng ruột kích thích
Khác với nhiều bệnh lý đường ruột khác, hội chứng ruột kích thích có nguyên nhân trực tiếp liên quan đến các yếu tố thần kinh, cụ thể là tình trạng căng thẳng, stress. Khi tâm lý căng thẳng, lo lắng, stress kéo dài, thông qua một loạt các cơ chế thần kinh là yếu tố hàng đầu dẫn tới việc nhu động ruột bị rối loạn khiến người bệnh gặp hội chứng ruột kích thích.
Điều đáng nói là các triệu chứng cứ tái đi tái lại khiến người bệnh càng thêm lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình. Càng lo lắng, các triệu chứng lại càng rầm rộ. Cứ như vậy, căng thẳng stress và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa tác động qua lại tạo thành vòng xoắn bệnh lý rất khó điều trị.
Căng thẳng, stress là nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích
Điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS) như thế nào?
Để điều trị hội chứng ruột kích thích, bạn cần có biện pháp làm giảm sự nhạy cảm của hệ thần kinh ruột đồng thời giảm nhanh triệu chứng của bệnh.
Làm giảm sự nhạy cảm quá mức của hệ thần kinh ruột
Để giảm thiểu được sự nhạy cảm của hệ thần kinh ruột, người bệnh cần tác động đồng thời:
- Giảm kích thích từ bên ngoài: Không uống đồ uống có cồn, gas, cafein, không ăn đồ cay nóng, khó tiêu.
- Tránh căng thẳng, stress: Tránh những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống và không nên quá lo lắng về bệnh. Người bệnh cần nắm được IBS là bệnh lý lành tính, ít ảnh hưởng đến sức khỏe, không nguy hiểm đến tính mạng.
- Giải tỏa căng thẳng stress: Hoạt chất 5 - HTP chiết xuất từ một loài cây họ đậu đã được y học thế giới dùng để giúp cải thiện hiện tượng thần kinh ruột nhạy cảm quá mức trong hội chứng ruột kích thích. Khi vào cơ thể, 5-HTP sẽ tạo thành serotonin. Serotonin còn được gọi là hormone hạnh phúc, giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng, stress, cải thiện tinh thần hiệu quả. Từ đó giúp giảm thiểu sự nhạy cảm quá mức của thần kinh ruột.
5-HTP giúp giải tỏa căng thẳng cho người bị hội chứng ruột kích thích
Giảm nhanh triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Việc các triệu chứng đau bụng, đi ngoài, rối loạn tiêu hóa tái đi tái lại chính là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh lo lắng. Cô Phạm Thị Uyên (59 tuổi ở xóm 5, thôn An Ký Tây, xã Quỳnh Minh, Quỳnh Phụ, Thái Bình) cho biết: “Cô bị hội chứng ruột kích thích 19 năm nay, ngày nào cô cũng bị đi ngoài đến 3-4 lần. Dù đã dùng rất nhiều thuốc, xay cả nước lá khổ sâm để uống mà triệu chứng không thuyên giảm. Thế nên, cô lo lắm, sợ mình mắc bệnh nan y gì đấy thì chết. Mà càng lo, cô càng đi ngoài nhiều, phân vừa lỏng, vừa có dính bọt và nhầy, sợ lắm”.
Không chỉ cô Uyên mà đa số bệnh nhân IBS đều gặp tình trạng lo lắng quá mức vì triệu chứng bệnh tái đi tái lại. Khi lo lắng, bệnh lại càng nặng, từ đó tạo thành một vòng xoáy bệnh lý rất khó cải thiện. Vì vậy, người bệnh cũng cần có biện pháp cải thiện nhanh các triệu chứng đau bụng, đi ngoài, đầy hơi, khó tiêu. Giải pháp an toàn đó là sử dụng các thảo dược như:
- Bạc hà, lá bài hương: Giảm co thắt đại tràng, từ đó cải thiện tình trạng đau bụng cho người bệnh.
- Bạch truật: Giúp điều hòa nhu động ruột, trong trường hợp người bệnh bị táo bón (giảm nhu động ruột) hoặc tiêu chảy (tăng nhu động ruột), thảo dược này sẽ giúp điều hòa, đưa hoạt động co bóp của ruột về bình thường, từ đó giúp giảm tình trạng táo bón, tiêu chảy hiệu quả.
- Lợi khuẩn: Giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tạo khuôn phân, cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, phân lỏng, nát.
- Lô hội, L- arginine, Đu đủ: Mát gan, trợ tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
- Hạt thì là, inulin: Bổ sung chất xơ, giúp khắc phục hiệu quả hiện tượng táo bón do hội chứng ruột kích thích.
Tất cả các thành phần giúp giảm triệu chứng cùng 5-HTP để giải tỏa căng thẳng lo lắng cho người bị hội chứng ruột kích thích đã được kết hợp một cách hoàn hảo trong sản phẩm BoniBaio + của Mỹ.
Sản phẩm BoniBaio + của Mỹ - Giải pháp tối ưu của bệnh nhân IBS
Sử dụng sản phẩm BoniBaio + - Giải pháp tối ưu của bệnh nhân IBS
Là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, BoniBaio + giúp khắc phục toàn diện hội chứng ruột kích thích nhờ các thành phần:
- Giúp giải tỏa căng thẳng, stress, khắc phục nguyên nhân gốc rễ gây bệnh nhờ thành phần 5- HTP.
- Giúp điều hòa nhu động ruột, giảm co thắt đại tràng: Bạch truật kết hợp cùng bạc hà và lá bài hương.
- Giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, kích thích tiêu hóa, giúp người bệnh tiêu hóa tốt hơn với 6 tỷ lợi khuẩn.
- Các thành phần khác chăm sóc toàn diện cho sức khỏe đại tràng như: Cung cấp chất xơ, giảm táo bón (hạt thì là, inulin), mát gan, trợ tiêu hóa (lô hội, L- arginine), chống viêm, kháng khuẩn (Gừng, hoàng liên)...
Nhờ công thức toàn diện như trên, BoniBaio là lựa chọn hoàn hảo, vừa an toàn, vừa hiệu quả dành cho bạn.
Cô Phạm Thị Uyên sau 19 năm chiến đấu với hội chứng ruột kích thích thì nay cũng đã kiểm soát được bệnh nhờ sử dụng BoniBaio +. Cô chia sẻ: “Hồi đầu, cô cũng không hy vọng gì đâu vì cô uống nhiều thuốc lắm rồi chẳng đỡ, nữa là cái sản phẩm từ thảo dược này. Thế nhưng, cô vẫn cố thử xem sao, ai ngờ lại hiệu quả thật. Chỉ sau 5 ngày uống BoniBaio +, cô đã thấy bụng dạ êm ái hẳn. Sau 8 ngày, cô không còn triệu chứng gì nữa, đi ngoài ngày 1 lần đều đặn, phân thành khuôn, không nhão, không lẫn nhầy lẫn bọt gì cả. Giờ cô ăn uống thoải mái rồi, chẳng phải kiêng gì nữa cả”.
Cô Phạm Thị Uyên
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng ăn sáng xong đi ngoài. Đó là biểu hiện bình thường nhưng cũng có thể là triệu chứng nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó điển hình nhất là hội chứng ruột kích thích IBS. Với thành phần toàn diện, tác động trực tiếp vào nguyên nhân, BoniBaio + chính là giải pháp toàn diện trong trường hợp bạn bị IBS. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mời quý độc giả liên hệ 18001044 để được giải đáp chi tiết nhất. Xin cảm ơn!
XEM THÊM: