Mục lục [Ẩn]
Phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là một trong những bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm và phổ biến hiện nay. Mục tiêu điều trị căn bệnh này là giảm nhanh ho, đờm, khó thở, đồng thời ngăn ngừa chúng tái phát trở lại. Thế nhưng vì quá nóng vội muốn giảm nhanh triệu chứng hay quá mệt mỏi vì bệnh kéo dài không dứt, nhiều người đã mắc phải những sai lầm trong điều trị khiến tình trạng bệnh tái đi tái lại nhiều lần, phải nhập viện cấp cứu, suy hô hấp cấp, tràn khí màng phổi, thậm chí là tử vong. Vậy cụ thể những sai lầm đó là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Những sai lầm thường gặp trong điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính là gì?
Những sai lầm thường gặp trong điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính
Trong quá trình điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, nhiều người bệnh thường mắc phải những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng thêm. Cụ thể:
Lạm dụng thuốc tây y
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD được chia thành 2 giai đoạn là giai đoạn cấp tính và giai đoạn ổn định. Ở giai đoạn cấp tính, người bệnh sẽ bị lên cơn khó thở kèm ho, đờm và cần phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau như thuốc xịt, thuốc hít, kháng sinh hay chống viêm… để giảm nhanh triệu chứng khó chịu.
Khi thấy các triệu chứng giảm nhanh, nhiều người thường có tâm lý lạm dụng thuốc, chỉ cần hơi khó chịu là sử dụng thuốc ngay, không tuân thủ đúng liều lượng. Điều này không chỉ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc mà còn làm gia tăng tác dụng phụ của thuốc.
Sử dụng thuốc xịt, thuốc hít không đúng cách
Sai lầm này thường gặp ở những người mới mắc bệnh. Do cách sử dụng của các dụng cụ hít, xịt cũng khá nhiều bước, thời gian đầu mới mắc bệnh, do chưa quen sử dụng nên nhiều người thường dùng không đúng cách. Việc làm này vừa làm mất đi hiệu quả điều trị của thuốc vừa có thể khiến người bệnh gặp phải tác hại của thuốc như khàn tiếng, nấm miệng…
Bệnh nhân mới mắc COPD thường sử dụng thuốc xịt, thuốc hít không đúng cách
Tự ý giảm hay ngưng liều thuốc tây
Qua giai đoạn cấp tính thì đến giai đoạn ổn định. Giai đoạn này người bệnh cũng cần điều trị để tránh những cơn ho, đờm, khó thở… tái phát trở lại. Tuy nhiên lại có nhiều bệnh nhân lơ là, chủ quan cho rằng chỉ cần hết triệu chứng bệnh là khỏi, có thể giảm liều hoặc thậm chí ngưng thuốc. Điều này sẽ khiến bệnh nhanh chóng trở nặng, các đợt cấp, những cơn khó thở, ho, đờm tái phát nhiều lần.
Không tái khám định kỳ
Việc tái khám định kỳ thường xuyên với bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là rất quan trọng. Bởi khi đi khám các bác sĩ có thể biết được bệnh đang tiến triển tích cực hay tiêu cực và điều chỉnh thuốc phù hợp, kiểm soát bệnh hiệu quả.
Thế nhưng, rất nhiều bệnh nhân lại bỏ qua việc này, họ thường quay trở lại bệnh viện khi bệnh nặng hơn hoặc là trong tình trạng cấp cứu. Điều này khiến việc kiểm soát và điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học
Chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng góp phần không nhỏ trong việc cải thiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD. Do đó, nếu người bệnh ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh cũng sẽ khiến bệnh trở nặng. Ví dụ như:
- Về ăn uống: Thói quen uống nước ngọt có ga, uống nhiều rượu bia, không uống đủ nước…làm suy giảm sức khỏe của con người hay việc không ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, cơ thể không đủ sức chống lại bệnh tật.
- Về sinh hoạt: Việc lười tập thể dục, thường thức khuya, hút thuốc lá hay lui tới những nơi có khói bụi, bụi bặm…cũng sẽ khiến bệnh COPD trở nặng. Trong đó người bệnh cần đặc biệt lưu ý về thói quen hút thuốc lá và môi trường ô nhiễm. Bởi về bản chất, ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính, lá phổi vốn đã bị tổn thương và viêm nhiễm. Khi họ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá hay môi trường ô nhiễm sẽ làm cho tình trạng này trầm trọng thêm khiến ho, đờm, khó thở tái đi tái lại, các đợt cấp xuất hiện với tần suất dày đặc.
Thói quen hút thuốc lá sẽ khiến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trầm trọng thêm
Tất cả những sai lầm trên sẽ khiến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trở nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chúng ta cùng phân tích cụ thể những ảnh hưởng đó trong phần tiếp theo của bài viết nhé!
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trở nặng ảnh hưởng đến người bệnh như thế nào?
Phổi tắc nghẽn mãn tính gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Và khi COPD trở nặng thì những ảnh hưởng đó sẽ càng nghiêm trọng hơn. Cụ thể:
- Cản trở sinh hoạt hàng ngày của người bệnh: Tình trạng ho, đờm, khó thở kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày trở nên khó khăn, có những việc đơn giản cũng không thể tự làm mà cần có sự giúp đỡ của người nhà, giảm khả năng lao động.
- Gây mất ngủ: Những cơn ho kèm theo đờm đặc ở bệnh nhân COPD thường xuất hiện về đêm khiến người bệnh gặp tình trạng khó ngủ, mất ngủ, ngủ không đủ giấc. Mất ngủ kéo dài không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi, không tỉnh táo vào ban ngày mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như suy giảm trí nhớ, béo phì, tiểu đường,....
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD khiến người bệnh mất ngủ
- Rối loạn lo âu: Mất ngủ cộng thêm những lo lắng bệnh tật hay nỗi lo về chi phí điều trị khiến nhiều người bệnh rơi vào tình trạng rối loạn lo âu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn trầm cảm.
- Tăng nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nếu không được kiểm soát tốt, các đợt cấp tái phát liên tục, người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị suy hô hấp, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, thậm chí là tử vong.
Chính vì vậy, người bệnh cần kiểm soát tốt phổi tắc nghẽn mãn tính, tránh những sai lầm khiến bệnh tiến triển nặng thêm.
Kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD bằng cách nào?
Để kiểm soát tốt các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, người bệnh cần:
- Tuân thủ việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Đối với những người mới mắc bệnh và được kê thuốc xịt, thuốc hít thì cần hỏi kỹ bác sĩ điều trị cách sử dụng, tốt nhất là người bệnh nên thao tác lại các bước để bác sĩ theo dõi xem mình thực hiện đúng hay chưa.
- Tái khám định kỳ.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, không uống rượu bia, uống đủ nước, tăng cường bổ sung rau xanh và hoa quả trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh: Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức, không nên thức khuya, bỏ thuốc lá, hạn chế đi đến những nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi, khi ra đường nên đeo khẩu trang…
Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên tập thể dục nhẹ nhàng
- Giải độc phổi và phục hồi chức năng phổi tổn thương: Như chúng ta đã phân tích ở trên, bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính, lá phổi vốn bị nhiễm độc, tổn thương và suy yếu. Nếu không có biện pháp bảo vệ phổi, giải độc phổi và phục hồi chức năng phổi bị tổn thương thì tình trạng ho, đờm, khó thở sẽ kéo dài không dứt, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng.
Do đó, người bệnh cần sử dụng thêm giải pháp giúp giải độc phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương một cách hiệu quả. Và giải pháp đó chính là BoniDetox của Mỹ.
BoniDetox - Món quà thiên nhiên dành cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
BoniDetox được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, là giải pháp giúp chăm sóc bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính toàn diện nhất nhờ các thành phần:
- Thảo dược giúp giải độc phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương: Lá oliu, xuyên tâm liên, cam thảo Italia, baicalin trong hoàng cầm.
- Thảo dược giúp bảo vệ phổi: Xuyên bối mẫu, cúc tây.
- Thảo dược giúp giảm triệu chứng ho, đờm, khó thở: Bạch đàn, tỳ bà diệp, bồ công anh.
- Thành phần giúp tăng sức đề kháng cho phổi, giảm nguy cơ mắc ung thư phổi hiệu quả theo nhiều cơ chế khác nhau: Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản.
Công thức thành phần toàn diện của BoniDetox
Nhờ công thức thành phần toàn diện như trên, BoniDetox giúp:
- Tác động tận gốc vào căn nguyên gây COPD.
- Giảm nhanh ho đờm, khó thở, giảm việc sử dụng thuốc tây y, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh, giúp họ đi lại, sinh hoạt dễ dàng.
- Ngăn ngừa các đợt cấp tái phát, giảm nguy cơ nhập viện.
BoniDetox- Mang niềm vui trở lại với người bệnh COPD
Với tác dụng giúp giải độc phổi hiệu quả, sản phẩm BoniDetox đã giúp hàng vạn bệnh nhân COPD sống vui, sống khỏe, không lo ho, đờm, khó thở. Như trường hợp của:
Bác Nguyễn Duy Tuyên (78 tuổi), ở số 148 phố Trung Phụng, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, Hà Nội
Bác Nguyễn Duy Tuyên 78 tuổi
"Bác bị phổi tắc nghẽn mãn tính cũng nhiều năm nay rồi. Bác thường bị ho, ho sặc sụa cả ngày lẫn đêm, lần nào cũng khạc ra cả một đống đờm vàng, đặc quánh. Thỉnh thoảng bác còn bị lên cơn khó thở khủng khiếp, phải há miệng ra để thở. Dù bác đã uống thuốc tây y theo chỉ định của bác sĩ, ăn uống, luyện tập thế nhưng bệnh chẳng có dấu hiệu tiến triển. Sức khỏe bác ngày một giảm sút, đến việc leo cầu thang hay đi lại thôi cũng khiến bác thấy khó thở, mệt mỏi.”.
“Bác đã nghĩ có khi cả đời này phải khổ sở vì căn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính rồi đấy. Thế mà tình cờ may mắn thế nào bác lại biết tới BoniDetox của Mỹ. Khi sử dụng hết lọ đầu tiên, bác thấy cơn ho bớt hẳn, việc khạc đờm cũng dễ hơn rất nhiều. Sau nửa tháng tiếp theo, bác thấy rõ phổi nhẹ nhõm, tình trạng khó thở cũng giảm đi. Bác dùng đến tháng thứ hai thì tình trạng ho đờm hết hẳn. Đường thở thông thoáng, không còn bị tắc nghẽn, bác hít vào thở ra nhẹ nhàng.”
Mong rằng bài viết trên đã giúp quý bạn đọc biết được những sai lầm thường gặp trong quá trình điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, mời bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 (trong giờ hành chính) để được tư vấn nhanh nhất nhé!
XEM THÊM: