Mục lục [Ẩn]
Suy giảm trí nhớ luôn gắn liền với hình ảnh của những người lớn tuổi. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, số lượng người trẻ tuổi mắc phải tình trạng này đang ngày một gia tăng.
Suy giảm trí nhớ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục tình trạng này nhé!
Suy giảm trí nhớ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ là tình trạng chức năng vận chuyển và lưu trữ thông tin của não bộ bị giảm sút. Căn bệnh này thường gặp ở người cao tuổi và đang có xu hướng dần trẻ hóa.
Những nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ có thể kể đến như:
Do quá trình lão hóa
Quá trình lão hóa kéo theo sự “ra đi” của các tế bào thần kinh. Tuổi tác càng cao thì số lượng tế bào thần kinh chết đi càng nhiều. Điều này gây ảnh hưởng đến các hoạt động của não bộ, trong đó có khả năng ghi nhớ.
Do các gốc tự do
Gốc tự do là những phân tử sinh ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Gốc tự do tấn công vào tất cả các tế bào và mô, đặc biệt là những nơi giàu lipid như não bộ. Chúng sẽ làm hư hại các tế bào thần kinh, dẫn đến suy giảm trí nhớ.
Do thiếu hụt chất dinh dưỡng
Một số loại vitamin nhóm B, vitamin C, khoáng chất (magie, kẽm,...), omega-3 rất cần thiết với hoạt động của não bộ. Việc thiếu hụt các vitamin này có thể làm giảm một số chức năng nhất định, bao gồm cả ghi nhớ.
Căng thẳng, stress, lao động trí óc cường độ cao
Tình trạng stress, căng thẳng, lao động trí óc cường độ cao khiến não bộ rơi vào trạng thái quá tải, thậm chí là kiệt quệ. Nếu tình trạng này lặp lại thường xuyên và kéo dài, não bộ có thể bị tổn thương và giảm chức năng.
Mất ngủ mãn tính
Ngủ là thời gian não bộ được nghỉ ngơi và dọn dẹp các chất thải sinh ra từ hoạt động của hệ thần kinh. Mất ngủ mãn tính sẽ khiến các tế bào thần kinh làm việc quá sức và tích tụ các chất thải, ví dụ như amyloid beta. Sự tích tụ amyloid beta có liên quan đến bệnh Alzheimer, một chứng mất trí nhớ nghiêm trọng.
Mất ngủ mãn tính sẽ dẫn đến suy giảm trí nhớ
Do sử dụng chất kích thích
Lạm dụng rượu, nghiện thuốc lá, sử dụng ma túy, chất gây nghiện,... đều khiến hoạt động của não bộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc lạm dụng rượu sẽ dẫn đến hội chứng Wernicke-Korsakoff, gây mất trí nhớ ngắn hạn hoặc dài hạn.
Do bệnh tật
Có rất nhiều bệnh lý khác nhau dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ. Ví dụ như: suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm, viêm não, chấn thương sọ não, di chứng sau tai biến mạch máu não, thiếu máu não, di chứng hậu covid-19, bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch,...
Triệu chứng suy giảm trí nhớ
Triệu chứng của tình trạng suy giảm trí nhớ khá dễ nhận biết. Bao gồm:
- Gặp khó khăn khi ghi nhớ một thông tin, sự kiện hay bài học mới.
- Xử lý thông tin chậm chạp, dễ bị mất tập trung lơ đãng trong công việc.
- Nói trước quên sau, hay quên vị trí để đồ đạc hoặc thường xuyên lặp lại một nội dung câu chuyện.
- Gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch, giải các câu đố hoặc thực hiện các phép tính liên quan đến con số.
- Lẫn lộn giữa các mốc thời gian, sự kiện xảy ra trong quá khứ, dễ bị lạc đường, mất phương hướng.
- Gặp khó khăn khi hồi tưởng lại một ký ức, hay tìm từ ngữ phù hợp để diễn tả mong muốn của bản thân.
- Thay đổi tâm trạng, cảm xúc bất ổn, dễ cáu gắt.
Những ảnh hưởng của tình trạng suy giảm trí nhớ
Trí nhớ giảm sút sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, công việc, sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh như:
- Hiệu suất làm việc, học tập bị giảm sút, thậm chí là không còn khả năng đáp ứng được các công việc trí óc.
- Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh khi người bệnh mất khả năng kiểm soát cảm xúc, hành vi của bản thân.
- Dẫn đến chứng sa sút trí tuệ, gây teo não, tổn thương tế bào não gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Suy giảm trí nhớ sẽ dẫn đến sa sút trí tuệ
Khắc phục tình trạng suy giảm trí nhớ bằng cách nào?
Tình trạng suy giảm trí nhớ có thể đảo ngược nếu như bạn còn trẻ và mức độ chưa quá nghiêm trọng. Với người cao tuổi, tình trạng suy giảm trí nhớ thường khó cải thiện hơn, nhưng có thể làm chậm sự tiến triển. Các biện pháp khắc phục gồm có:
- Rèn luyện trí nhớ bằng cách: đọc sách, báo, chơi các trò chơi trí tuệ, tập tính nhẩm, giải ô chữ,...
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên sử dụng các thực phẩm giàu vitamin nhóm B (B1, B9, B12,...), vitamin D, A, kẽm, omega-3, curcumin, flavonoid,... Đồng thời, bạn nên hạn chế ăn nhiều đường, tinh bột.
- Không sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện.
- Tập thể dục, chơi thể thao thường xuyên.
- Tắm nắng mỗi ngày.
- Thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, stress.
- Ngủ đủ giấc, tăng cường chất lượng giấc ngủ bằng cách sử dụng sản phẩm BoniSleep + và BoniHappy +.
Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục tình trạng suy giảm trí nhớ. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới số hotline 1800.1044. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!
XEM THÊM:
- Thành lập trung tâm nghiên cứu trí nhớ và sa sút trí tuệ đầu tiên tại Việt Nam
- Khói thuốc lá hủy hoại trí nhớ của bạn như thế nào?