Mục lục [Ẩn]
Thời tiết chuyển mùa, người già và trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như đau họng, ho, sốt. Trong đó, sốt là một trong những dấu hiệu cảnh báo trẻ nhỏ đang gặp vấn đề về sức khỏe. Vì vậy các bậc phụ huynh cần phải nắm rõ về dấu hiệu này, nắm được trẻ bao nhiêu độ là sốt, cách hạ sốt an toàn và hiệu quả cho con trẻ là gì để có những giải pháp kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý vị những thông tin cần thiết và chính xác nhất.
Trẻ bao nhiêu độ là sốt?
Trẻ bao nhiêu độ là sốt
Nhiệt độ bình thường của trẻ khoảng từ 36,5 đến 37,5 độ C. Khi nhiệt độ của trẻ được đo trên 37.5 độ C thì được xác định là bị sốt, tuy nhiên tùy phương tiện đo mà nhiệt độ xác định là sốt của trẻ có thể lên cao một chút.
Nhiệt độ cơ thể của trẻ có thể bị thay đổi do các yếu tố như: nhiệt độ trong phòng giảm hoặc tăng đột ngột, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh... Muốn biết trẻ bao nhiêu độ là sốt, mẹ hãy dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt cho con, tuyệt đối không sờ người con để chẩn đoán con sốt hay không. Cụ thể như sau:
Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi
Trẻ dưới 3 tháng tuổi mẹ nên dùng nhiệt kế đo trực tràng để đo nhiệt độ. Nếu nhiệt độ đo được ở trực tràng của trẻ là 38 độ C trở lên thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu nên cần được kiểm tra kỹ lưỡng khi bị sốt.
Đối với trẻ dưới 4 tuổi
Trẻ dưới 4 tuổi mẹ có thể sử dụng nhiệt kế đo nách để xác định được nhiệt độ cơ thể của con. Đối với trẻ nhỏ nhiệt độ đo được ở nách từ 37,5 độ C trở lên được gọi là sốt. Tuy nhiên với trẻ ở độ tuổi này thường đo nhiệt độ ở nách khá khó, nên phụ huynh có thể lựa chọn cách đo thân nhiệt khác như đo tai, đo trán, tuy nhiên phương pháp này không được chính xác bằng đo ở nách.
Đối với trẻ trên 4 tuổi
Để có thể đo được nhiệt độ cơ thể trẻ trên 4 tuổi chính xác nhất, mẹ nên dùng nhiệt kế đo tại miệng. Trẻ được cho là sốt khi có nhiệt độ đo tại miệng từ 37,8 độ C trở lên.
Hướng dẫn đo nhiệt độ đúng cách cho trẻ em
Hiện nay, cha mẹ có thể lựa chọn nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử để đo thân nhiệt cho con. Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiệt kế thủy ngân, cha mẹ nên cẩn thận vì thủy ngân rất độc, nếu không may trẻ làm vỡ nhiệt kế, trẻ có thể gặp nguy hiểm nếu tiếp xúc với thủy ngân.
Đo thân nhiệt ở nách
- Trước hết mẹ cần lau khô nách cho trẻ trước khi đo.
- Mẹ kẹp nhiệt kế vào nách cho trẻ, ép sát tay của trẻ vào ngực, sau đó giữ tư thế này trong khoảng 4 đến 5 phút.
- Thân nhiệt trẻ sơ sinh ở mức bình thường khi kết quả đo được nằm trong khoảng 34,7 đến 37,3°C.
Đo thân nhiệt ở nách cho trẻ
Đo thân nhiệt ở miệng
Mẹ lưu ý, không nên thực hiện đo thân nhiệt ở miệng cho trẻ khi trẻ vừa ăn hay vừa uống đồ nóng. Cách đo như sau:
- Trước hết mẹ cần làm sạch nhiệt kế để đảm bảo nhiệt kế không tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào miệng của trẻ.
- Mẹ đặt nhiệt kế vào miệng của trẻ và hướng dẫn trẻ giữ nhiệt kế ở miệng bằng cách giữ ngậm miệng để môi bao kín quanh nhiệt kế.
- Đối với nhiệt kế thủy ngân, thời gian đo là khoảng 3 phút, với nhiệt kế điện tử thời gian thực hiện đo là khoảng dưới 1 phút.
- Kết quả thân nhiệt được cho là bình thường khi đạt 35,5 đến 37,5°C.
Đo thân nhiệt ở tai
Phương pháp đo thân nhiệt ở tai được áp dụng với những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Mẹ lưu ý, nếu trẻ vừa ở ngoài trời lạnh thì mẹ cần đợi ít nhất khoảng 15 phút sau mới thực hiện đo cho trẻ. Cách đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh được thực hiện như sau:
- Mẹ dùng nhiệt kế điện tử, bấm ở vị trí lỗ tai.
- Kết quả thân nhiệt trẻ sơ sinh khi đo ở tai được cho là bình thường nếu đạt mức từ 35,8 đến 38°C.
Đo thân nhiệt ở hậu môn
Trước hết mẹ cho trẻ nằm sấp trong lòng mẹ, sau đó có thể thoa chất bôi trơn vào phần cuối của nhiệt kế, để việc đo thân nhiệt được dễ dàng hơn (ví dụ như vaseline).
Mẹ đặt nhiệt kế vào hậu môn của trẻ một cách nhẹ nhàng cho tới khi không nhìn thấy đầu bạc của nhiệt kế. Sau đó giữ nhiệt kế trong khoảng 2 phút nếu dùng nhiệt kế thủy ngân và giữ khoảng 1 phút nếu dùng nhiệt kế điện tử.
Một số cách hạ sốt cho trẻ em tại nhà
Cách hạ sốt cho trẻ tại nhà
Nhiều phụ huynh thường xuyên sử dụng thuốc hạ sốt khi thấy trẻ bị sốt, thói quen lâu ngày dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc hạ sốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Với mức độ sốt nhẹ, phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp giảm sốt tự nhiên và chưa cần dùng đến thuốc hạ sốt.
Chườm và lau người cho trẻ bằng nước ấm
Một trong những cách hạ sốt nhanh, an toàn và phổ biến là chườm, lau người cho trẻ bằng nước ấm. Phụ huynh cần sử dụng khăn sạch và nước ấm để lau khắp cơ thể cho trẻ, lau người làm mát cơ thể giúp bé cảm thấy thoải mái hơn và làm giảm nhiệt độ.
Tập trung làm mát tại các vị trí như trán, thái dương, nách, bẹn để giúp bé hạ sốt nhanh hơn.
Cho trẻ uống nhiều nước
Khi bị sốt, thân nhiệt của trẻ tăng cao và cơ thể mất nước nhiều hơn, vì vậy cách hạ sốt nhanh và đơn giản là phụ huynh hãy chú ý cho trẻ uống nhiều nước hơn, càng nhiều nước càng tốt để bù đắp lượng nước mất đi.
Có thể bổ sung cho bé các loại nước khác như sữa, nước ép hoặc thức ăn dạng lỏng như cháo và sữa.
Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
Hầu hết khi bị sốt, trẻ em thường có cảm giác lạnh, tuy nhiên phụ huynh không nên ủ ấm cho trẻ. Hãy cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát sẽ giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn.
Bổ sung vitamin C
Vẫn cho trẻ ăn uống đầy đủ và bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể bé khỏe mạnh và hạ sốt hiệu quả. Bạn nên bổ sung Vitamin C từ trái cây như cam, bưởi, quýt,…để nâng cao sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh để bé nhanh hạ sốt và mau khỏe hơn.
Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ
Đối với các trường hợp sốt cao trên 38.5 độ C, phụ huynh hãy kết hợp cho bé sử dụng thuốc hạ sốt, đây là phương pháp giúp bé hạ sốt nhanh chóng và hiệu quả.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng thuốc cần chú ý đến liều lượng và cân nặng của bé, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo liều lượng an toàn cho bé trước khi sử dụng. Thuốc hạ sốt thông thường cho trẻ dùng là Paracetamol hoặc Ibuprofen.
4 giải pháp giúp tăng sức đề kháng cho trẻ
Trong quá trình phát triển, trẻ nhỏ thường dễ bị vi khuẩn, virus cùng những tác nhân độc hại khác xâm nhập vào cơ thể, dẫn đến tình trạng ốm sốt. Và giải pháp để khắc phục tình trạng này là cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để giúp con trẻ tăng sức đề kháng:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp các bé phát triển một cách toàn diện, tăng cường sức đề kháng và sức khỏe hệ miễn dịch, từ đó giúp giảm tần suất ốm sốt ở trẻ.
Vì vậy, cha mẹ cần bổ sung cho trẻ đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất:
- Tinh bột: Gạo, khoai, mỳ, ngũ cốc…
- Protein: Các loại thịt, trứng, sữa …
- Chất béo: Phụ huynh nên dùng các loại dầu từ thực vật, hạn chế dùng dầu động vật, bơ, kem phô mai…
- Vitamin và khoáng chất: Các loại rau, củ, quả tươi,...
Khuyến khích trẻ vận động
Cha mẹ nên thường xuyên cho trẻ vận động cơ thể, giúp tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho bé đạp xe, đá bóng… sẽ giúp trẻ ăn được nhiều hơn, năng động, nhất là tăng cường kháng thể tự nhiên hiệu quả. Nếu mùa dịch cần chơi với trẻ trong nhà, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ tham gia việc nhà để vận động được tốt hơn.
Cha mẹ cần lưu ý không nên bao bọc trẻ quá mức, không nên để trẻ ở trong nhà xem tivi hoặc chơi điện tử quá nhiều.
Tập cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng với tất cả chúng ta, đặc biệt là các em nhỏ. Nếu thiếu ngủ, trẻ thường mệt mỏi, tinh thần uể oải, miễn dịch suy giảm và gây tác động xấu đến sự phát triển của não bộ. Vì vậy, cha mẹ cần tạo cho trẻ thói quen ngủ sớm, đúng giờ và đủ giấc.
Bổ sung các dưỡng chất quý từ thiên nhiên
Theo các chuyên gia, cha mẹ cũng cần bổ sung thêm các dưỡng chất quý từ thiên nhiên để cải thiện hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng toàn diện cho bé. Điển hình là sản phẩm BoniKiddy từ Mỹ với các thành phần như sữa non, sữa ong chúa, men bia, lợi khuẩn… từ đó giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, khỏe mạnh hơn, ít sốt và ốm vặt hơn.
Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc trẻ tốt hơn. Để được tư vấn thêm về các vấn đề về sức khỏe khác, bạn đọc có thể gọi về tổng đài miễn cước 1800 1044
XEM THÊM:
- Trẻ biếng ăn, đòi xem điện thoại khi đến bữa mẹ phải làm sao?
- Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử trí