Viêm tinh hoàn - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Cập nhập: Thứ hai, 24/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Tinh hoàn là một cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất ra tinh trùng, đồng thời là cũng là nơi tổng hợp phần lớn nội tiết tố nam giới testosterone. Chính vì vậy, bất kỳ điều gì khiến tinh hoàn bị tổn thương cũng đề ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của nam giới. Và, bệnh lý viêm tinh hoàn cũng không ngoại lệ. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa viêm tinh hoàn nhé!

 

Viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

 

Nguyên nhân nào gây ra viêm tinh hoàn?

   Tinh hoàn một cơ quan nằm trong tuyến sinh dục nam, được bao bọc bởi  một túi da mỏng, gọi là da bìu nằm ở bên dưới và phía sau dương vật. Mỗi nam giới có 2 bên tinh hoàn, đảm nhiệm chức năng sinh sản và phát triển các đặc điểm giới tính.       

  Viêm tinh hoàn là tình trạng xảy ra khi 1, hoặc cả 2 bên tinh hoàn bị tổn thương có thể do nhiễm khuẩn hoặc không. Các nguyên nhân gây viêm tinh hoàn có thể kể đến như:

Viêm tinh hoàn do nhiễm khuẩn

  • Do virus quai bị: Đây là nguyên nhân gây ra khoảng 20% các trường hợp viêm tinh hoàn, thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Theo thống kê, cứ khoảng 3 người bị quai bị thì có 1 người bị viêm tinh hoàn sau đó.
  • Do vi khuẩn: Tác nhân thường gặp nhất là vi khuẩn lậu và chlamydia, lây lan qua đường tình dục. Hoặc, do các loại vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt,... di chuyển đến tinh hoàn và gây viêm.

Viêm tinh hoàn không do nhiễm khuẩn

  • Do dị ứng với một số thành phần trong bao cao su, vải quần lót.
  • Do chấn thương tại tinh hoàn sau tai nạn hoặc va chạm mạnh khi quan hệ tình dục.

   Theo đó, những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm tinh hoàn có thể kể đến là: Người không tiêm phòng quai bị, nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần, quan hệ tình dục không an toàn, dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh, hay có can thiệp thủ thuật, phẫu thuật liên quan đến đường tiết niệu và sinh dục,...

 

Sưng đau tinh hoàn là dấu hiệu điển hình của viêm tinh hoàn

Sưng đau tinh hoàn là dấu hiệu điển hình của viêm tinh hoàn

 

Viêm tinh hoàn có những triệu chứng như thế nào?

   Viêm tinh hoàn có những triệu chứng vô cùng đặc trưng như:

  • Đau ở 1 hoặc cả 2 bên tinh hoàn là dấu hiệu xuất hiện ở hầu hết các trường hợp mắc bệnh. Cơn đau rõ ràng hơn mỗi khi di chuyển, thay đổi tư thế hay chạm vào. Đi kèm với các cơn đau là cảm giác căng tức tinh hoàn vô cùng khó chịu. Nhiều trường hợp, cơn đau có thể lan sang các vùng lân cận như bẹn, bắp đùi, thắt lưng,...
  • Cảm thấy tinh hoàn có thể trở nên cứng hơn, hoặc có kích thước to hơn bình thường khi sờ vào.
  • Vùng bẹn nổi hạch, da ở vùng dưới bìu đỏ, nóng rát, căng bóng và có dấu hiệu phù nề.
  • Khi xuất tinh có thể có máu lẫn mủ cùng tinh dịch.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt hoặc thậm chí là tiểu ra máu tươi.
  • Mệt mỏi, sốt cao, chán ăn, suy nhược cơ thể,…

   Khi gặp phải những dấu hiệu này, nam giới cần đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị. Nếu để lâu, viêm tinh hoàn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: teo nhỏ tinh hoàn làm giảm chức năng sinh tinh và sản xuất nội tiết tố, gây vô sinh, áp xe bìu gây hoại tử và vỡ tinh hoàn nguy hiểm đến tính mạng.

 

Điều trị viêm tinh hoàn bằng cách nào?

   Viêm tinh hoàn là một một bệnh cần được điều trị sớm. Trước hết, các bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh là gì, từ đó tìm ra cách điều trị phù hợp. Hiện nay, các phương pháp điều trị viêm tinh hoàn có thể kể đến như:

Điều trị nội khoa

  • Lập kháng sinh đồ, sử dụng các loại thuốc kháng sinh tùy vào loại vi khuẩn gây viêm nhiễm là lậu, giang mai, chlamydia, E. coli, hay tụ cầu vàng,...
  • Dùng các thuốc chống viêm, giảm đau để làm giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Chườm lạnh ở vị trí tinh hoàn khi cơn đau tăng lên.
  • Nghỉ ngơi, nâng cao vùng bìu để hạn chế cơn đau xuất hiện.

Điều trị ngoại khoa

   Trong trường hợp có biến chứng áp xe tinh hoàn hoặc tràn dịch màng tinh hoàn số lượng nhiều, viêm tinh hoàn mãn tính có xơ hóa, dùng thuốc không hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh.

   Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được điều trị bằng liệu pháp CRS. Phương pháp này sử dụng sóng có tần số cao để tác động vào vùng viêm nhiễm, giúp khử trùng, thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường khả năng thực bào, điều tiết các dịch viêm ra ngoài.

   Ưu điểm của phương pháp này là độ chính xác cao, ít gây đau đớn và hiệu quả nhanh chóng, khắc phục triệu chứng bệnh lý hiệu quả. Quá trình hồi phục ngắn, an toàn và hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra, đồng thời ngăn chặn khả năng xâm lấn hay nguy cơ bệnh tái phát sau một thời gian khỏi bệnh.

 

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật được dùng trong trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả, nhiều biến chứng

 

Phòng ngừa viêm tinh hoàn bằng cách nào?

   Để phòng ngừa bệnh lý viêm tinh hoàn, nam giới có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên các loại hoa quả, trái cây tươi giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa để giúp nâng cao sức khỏe, hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng, stress, đồng thời chú ý ngủ đủ giấc, không thức khuya.
  • Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh bộ phận sinh dục sau khi đi vệ sinh và quan hệ tình dục.
  • Quan hệ tình dục điều độ, an toàn, sử dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh lây qua đường tình dục như dùng bao cao su, nên quan hệ nhẹ nhàng để tránh những tai nạn không đáng có.
  • Khắc phục tình trạng viêm đường tiết niệu, tránh để bệnh tái phát thường xuyên. Với các trường hợp mắc viêm đường tiết niệu do phì đại tuyến tiền liệt, người bệnh nên dùng sản phẩm BoniMen để giúp ngăn ngừa tái phát hiệu quả nhất.
  • Trẻ em từ 12 - 18 tháng tuổi nên được tiêm phòng quai bị. Hiện nay, vacxin MMR đang là chế phẩm được sử dụng phổ biến nhất, giúp phòng ngừa 3 loại bệnh thường gặp ở trẻ em là quai bị - sởi - rubella.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm tinh hoàn. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Bệnh u xơ tuyến tiền liệt có chữa khỏi được không? Giải pháp hiệu quả là gì?

Bệnh u xơ tuyến tiền liệt có chữa khỏi được không? Giải pháp tối ưu nhất là gì? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng đón đọc!

BoniMen - Bí quyết hỗ trợ giảm tiểu đêm nhiều lần do phì đại tuyến tiền liệt

BoniMen- Bí quyết hỗ trợ giảm tiểu đêm nhiều lần do phì đại tuyến tiền liệt

Có nên dùng BoniMen khi chưa có triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt?

Có nên dùng BoniMen khi chưa có triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt?

Những điều cần biết về phương pháp siêu âm tuyến tiền liệt qua trực tràng

Những điều cần biết về phương pháp siêu âm tuyến tiền liệt qua trực tràng.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà