Mục lục [Ẩn]
Viêm họng là một bệnh đường hô hấp thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, trong đó, tỷ lệ mắc viêm họng hạt lên tới 45%. Không chỉ có vậy, đây còn là một căn bệnh rất dễ tái phát hết lần này đến lần khác, gây nhiều phiền toái với người bệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy tìm hiểu về triệu chứng viêm họng hạt, cũng như cách điều trị và phòng ngừa nhé!
Viêm họng hạt - Triệu chứng nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa
Những triệu chứng điển hình của viêm họng hạt
Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính. Lớp niêm mạc ở họng bị tổn thương kéo dài, khiến các tế bào lympho phát triển mạnh và làm việc nhiều, từ đó đẩy niêm mạc họng lồi cao hơn so với vị trí xung quanh, tạo thành các hạt đỏ với kích thước khác nhau.
Viêm họng hạt cấp tính thường có triệu chứng không mấy nghiêm trọng khi bắt đầu khởi phát. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ tiến triển thành mãn tính với nhiều triệu chứng khó chịu hơn.
Các triệu chứng của viêm họng hạt có thể kể đến như:
- Ngứa họng và khô họng: Đây là một triệu chứng xuất hiện đầu tiên. Người bệnh luôn cảm thấy họng ngứa và khô như có thứ gì đó mắc ở cổ. Điều này khiến cho nhiều người phải hắng giọng hay cố khạc ra để bớt ngứa.
- Ho khan hoặc ho có đờm: Thời gian đầu khi mới mắc viêm họng hạt, người bệnh mới thường bị ho khan rải rác. Sau khoảng 1 - 2 ngày, mức độ ho sẽ càng nhiều và nặng hơn, đồng thời chuyển thành ho có đờm.
- Đau và rát họng: Ho nhiều và sưng họng khiến người bệnh sẽ cảm thấy đau rát, nhất là khi nuốt thức ăn, hay nuốt nước bọt.
- Sốt: Viêm họng hạt cấp tính có thể gây ra tình trạng sốt cao, trong khi đó trường hợp mãn tính thì người bệnh có thể chỉ bị sốt nhẹ.
- Xuất hiện các hạt li ti ở vòm họng: Cổ họng bị sưng tấy và xuất hiện các hạt nhỏ li ti ở nhiều vị trí khác nhau. Nếu chúng sưng to hơn, thì người bệnh sẽ cảm thấy ngứa rát và đau nhiều hơn, kèm theo nuốt vướng, nuốt khó và dễ bị nghẹn.
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị nổi hạch, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, giọng khàn, ù tai, hắt hơi,... Viêm họng hạt khi trở thành mãn tính sẽ rất dễ tái phát dai dẳng và gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
Ho và đau rát họng là triệu chứng của viêm họng hạt
Viêm họng hạt có nguy hiểm không?
Bên cạnh việc ảnh hưởng đến giao tiếp, ăn uống và giấc ngủ của người bệnh, viêm họng hạt còn có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau. Mặc dù những biến chứng này không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và phức tạp hơn nhiều.
Các biến chứng của viêm họng hạt có thể kể đến như:
Biến chứng tại chỗ
Viêm họng hạt nếu không được điều trị triệt để sẽ có thể trở thành yếu tố hình thành khối tụ mủ và áp xe ở amidan, các khoảng bên họng và thành sau họng. Trẻ nhỏ từ 1 - 2 tuổi, người sức đề kháng kém, tự ý dừng điều trị có thể gặp biến chứng nặng hơn.
Biến chứng lân cận
Dịch mủ viêm nhiễm có chứa vi khuẩn, virus và nhu mô bệnh có thể lan từ khu vực họng bị viêm, xuống đến các bộ phận thuộc đường hô hấp lân cận, khiến nhiễm trùng lan rộng. Từ đó, viêm họng hạt có thể dẫn đến biến chứng viêm thanh quản, viêm khí - phế quản, viêm phế quản, hay nặng hơn là viêm phổi thùy, áp xe phổi.
Ngoài ra, viêm nhiễm ở khoang miệng và vùng hầu họng có thể ảnh hưởng đến tai. Các tình trạng hay gặp phải là viêm tai giữa cấp, viêm tai trong cấp. Bên cạnh đó, viêm họng hạt cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm mũi, viêm xoang gây nhức đầu, nghẹt mũi, chảy nước mũi.
Biến chứng xa
Với trường hợp tác nhân gây viêm họng là do liên cầu tan huyết, người bệnh còn có thể gặp nhiều biến chứng do độc tính của vi khuẩn giải phóng vào máu. Các biến chứng này là viêm thận, viêm khớp, viêm cơ tim,...
Điều trị viêm họng hạt bằng cách nào?
Trước hết, nếu viêm họng hạt là hệ quả do các bệnh lý khác như viêm xoang, viêm amidan, viêm mũi, trào ngược dạ dày thực quản,... thì người bệnh sẽ cần điều trị các bệnh lý này, ví dụ như: cắt bỏ amidan, VA, polyp mũi,...
Các biện pháp tiếp theo được dùng để điều trị viêm họng hạt có thể kể đến như:
Sử dụng thuốc
- Thuốc kháng sinh giúp ức chế sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn: : Penicillin, amoxicillin hoặc azithromycin,...
- Thuốc giảm ho, long đờm: bromhexin, dextromethorphan,...
- Thuốc giảm đau hạ sốt: acetaminophen, ibuprofen,...
Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm họng hạt
Đốt viêm họng hạt
Trong trường hợp viêm họng hạt tái phát dai dẳng, không thể điều trị dứt điểm dẫn đến mãn tính, các nang lympho phát triển với kích thước lớn và tập trung thành từng đám phù nề, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng phương pháp đốt viêm họng hạt bằng laser hoặc đốt lạnh giúp giảm cảm giác vướng víu và khó nuốt. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng với các nang lympho lớn.
Điều trị tại nhà
Người bệnh cần uống nhiều nước ấm để làm dịu niêm mạc họng và làm loãng đờm, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên súc miệng với nước muối loãng và ấm để giảm tình trang đau rát. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng thêm các loại máy tạo độ ẩm nếu không khí trong phòng quá khô, tránh ảnh hưởng đến niêm mạc họng.
Phòng ngừa viêm họng hạt bằng cách nào?
Như đã nhắc đến, viêm họng hạt không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người mắc. Do đó, biện pháp tốt nhất để đối phó với căn bệnh này là phòng ngừa từ sớm. Các biện pháp phòng ngừa viêm họng hạt có thể kể đến như:
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý có thể gây ra viêm hạt như: viêm mũi, viêm xoang, trào ngược dạ dày thực quản,...
- Đánh răng 2 lần mỗi ngày, sử dụng nước muối hoặc nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn, virus ký sinh trong miệng.
- Bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt. Bạn có thể dùng nước súc miệng Boni-Smok để giúp bỏ thuốc lá dễ dàng và nhanh chóng.
- Không uống rượu, bia, ăn đồ cay nóng, nhiều gia vị,...
- Đeo khẩu trang thường xuyên, tiêm vacxin phòng bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp.
- Sử dụng các loại máy lọc khí có chức năng diệt khuẩn để tiêu diệt các mầm bệnh trong không khí.
- Sử dụng BoniDetox để giúp tăng cường sức đề kháng, giảm tình trạng viêm nhiễm ở đường hô hấp.
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về triệu chứng nhận biết viêm họng hạt, cũng như cách điều trị và phòng ngừa. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Lupus ban đỏ - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Bệnh động kinh: Nguyên nhân và cách điều trị