Viêm khớp - Căn bệnh không của riêng ai!

Cập nhập: Thứ hai, 20/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Viêm khớp là một bệnh vô cùng thường gặp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của khớp ở những vị trí này. Khi nhắc đến viêm khớp, phần lớn mọi người đều cho rằng, chỉ có những người trung niên và cao tuổi mới gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, thực tế, bất kỳ ai cũng có thể trở thành mục tiêu của viêm khớp. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về điều này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Viêm khớp

Viêm khớp - Căn bệnh không của riêng ai!

 

Viêm khớp - Căn bệnh không của riêng ai!

   Viêm khớp là bệnh lý thuộc hệ vận động cơ xương khớp. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng, viêm khớp được bắt gặp nhiều ở những người có tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, bệnh lý này hoàn toàn có thể được bắt gặp ở cả trẻ em và thanh thiếu niên.

   PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, viêm khớp có thể xuất hiện ở cả những trẻ em mới chỉ 2 - 3 tuổi. Trường hợp này được gọi là viêm khớp thiếu niên.

    PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cũng nhận định, trẻ em cũng là đối tượng rất hay bị bỏ qua do các triệu chứng đau nhức khớp, sưng đỏ thường bị xem nhẹ. Bên cạnh đó, nếu chỉ viêm một khớp, thì cũng rất khó để chẩn đoán so với viêm đa khớp. Chính vì thế hậu quả để lại thường nặng nề, lâu dài, cản trở sự phát triển của trẻ. Do đó, nếu trẻ có những biểu hiện như trên, thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

 

Viêm khớp cũng được bắt gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên

Viêm khớp cũng được bắt gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên

 

Có thể bạn chưa biết: Viêm khớp có đến hơn 100 loại khác nhau!

   Một người trưởng thành có đến 206 chiếc xương các loại. Những vị trí tiếp giáp giữa hai xương với nhau được gọi là khớp. Đa số các khớp trong cơ thể đều được cấu tạo bởi các thành phần như: Sụn khớp, bao khớp (màng hoạt dịch), dây chằng, gân nối xương,...

   Tình trạng viêm khớp xảy ra khi các khớp bị tổn thương bởi một nguyên nhân nào đó, dẫn đến các triệu chứng đặc trưng như sưng, nóng, đỏ, đau. Hiện nay, người ta đã phát hiện ra hơn 100 loại viêm khớp khác nhau. Nguyên nhân có thể xuất phát ngay tại các khớp, hoặc ngoài khớp.

    Trong đó, những bệnh lý viêm khớp thường gặp nhất có thể kể đến như:

Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis)

   Căn bệnh này là dạng viêm khớp vô cùng phổ biến hiện nay. Cứ 100 người trưởng thành thì có 1 đến 5 người bị viêm khớp dạng thấp. Tình trạng viêm thường bắt đầu từ lớp màng hoạt dịch của các khớp, gây sưng đau. Hệ quả nghiêm trọng nhất là lớp sụn khớp bị phá hủy, dẫn đến xói mòn xương, biến dạng khớp.

   Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn mãn tính, xảy ra do hệ miễn dịch gặp rối loạn và tấn công vào các mô trong khớp. Bệnh này thường gây ảnh hưởng đến các khớp đối xứng trong cơ thể, chẳng hạn như cả hai tay, hai cổ tay hoặc hai đầu gối. Nếu tình trạng viêm xuất hiện ở 4 – 5 vị trí, thì được gọi là viêm đa khớp dạng thấp.

   Viêm khớp dạng thấp có đặc trưng là gây cứng khớp buổi sáng, kéo dài trên 1 giờ. Viêm xuất hiện tối thiểu ở 3 nhóm khớp, trong đó có ít nhất 1 khớp ở bàn tay. Bên cạnh đó, căn bệnh này còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể, ví dụ như tim mạch.

 

Viêm khớp dạng thấp có tính chất đối xứng

Viêm khớp dạng thấp có tính chất đối xứng

 

Thoái hóa khớp

   Thoái hóa khớp cũng nằm trong nhóm những bệnh lý viêm khớp phổ biến nhất trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, theo ước tính, có khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi, và 85% người trên 85 tuổi mắc thoái hóa khớp.

   Tình trạng thoái hóa thường chỉ xuất hiện ở 1 khớp, hoặc vài khớp một lúc. Các khớp dễ chịu ảnh hưởng là các khớp vận động nhiều như: đầu gối, cột sống, háng, cổ chân, đốt sống cổ,... Những yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa gồm có: tuổi tác, chấn thương, béo phì, hoạt động khớp với tần suất cao, hay từ những bệnh xương khớp khác.

   Đây là dạng viêm khớp xảy ra khi các mô trong khớp bị phá hủy dần theo thời gian. Người bệnh có thể bị đau khi vận động khớp, và đỡ hơn khi nghỉ ngơi. Đối với một số người, trong giai đoạn sau của bệnh, cơn đau có thể nặng hơn vào ban đêm.

   Người bệnh cũng có thể bị cứng khớp vào buổi sáng hoặc sau một khoảng thời gian nghỉ ngơi, nhưng thường kéo dài không quá 30 phút. Khớp và các vùng xung quanh bị sưng, nhất là sau khi vận động. Khi di chuyển, người bệnh có thể nghe thấy lục cục tại các khớp. Thoái hóa khớp kéo dài có thể làm biến dạng các khớp và vùng cơ xung quanh khớp.

Viêm khớp nhiễm khuẩn

   Căn bệnh này xảy ra khi các vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào tổ chức khớp và gây bệnh. Trong đó, nguyên nhân hàng đầu được biết đến là do nhiễm khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus).

   Viêm khớp nhiễm khuẩn gây ra những vấn đề cực kỳ khó chịu như đau đớn, sưng đỏ, nóng, sốt và rất khó cử động khớp. Bệnh lý này thường xuất hiện sau một số tình trạng khác như viêm đường tiết niệu do vi khuẩn, bệnh gút, phẫu thuật khớp,...

Bệnh gút

  Nếu như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp có tỷ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn nam giới, thì bệnh gút lại hoàn toàn trái ngược. Tỷ lệ mắc bệnh gút ở nam giới gần như chiếm tỷ lệ tuyệt đối, rất hiếm khi thấy phụ nữ mắc bệnh này.

  Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là nam giới thường xuyên uống rượu, bia, ăn nhiều loại thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản,... Những thực phẩm này đều chứa rất nhiều purin, hợp chất sẽ được chuyển hóa thành axit uric sau khi vào cơ thể. Axit uric chính là tác nhân gây viêm khớp ở người bệnh gút khi chúng lắng đọng tại các khớp.

   Trong hầu hết các trường hợp, bệnh gút thường khởi phát tại khớp ngón chân cái, khớp bàn ngón, mắt cá với những cơn đau dữ dội lúc nửa đêm, kèm theo cảm giác bỏng rát, sưng đỏ. Những cơn đau của bệnh gút được ví như “vua của các loại đau”. Khi vào giai đoạn nặng, các hạt tophi còn xuất hiện tại khớp, gây biến dạng khớp hoàn toàn. Lúc này, ngay cả các khớp cổ tay, ngón tay cũng có thể bị ảnh hưởng.

 

Axit uric tích tụ tại các khớp gây ra bệnh gút

Axit uric tích tụ tại các khớp gây ra bệnh gút

 

Điều trị viêm khớp bằng cách nào?

   Trước hết, các bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp như xét nghiệm máu, chụp MRI, X-quang, CT,... để xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

    Các phương pháp điều trị chung cho các bệnh lý viêm khớp có thể kể đến như:

Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc giảm đau, chống viêm dạng uống như: NSAIDS, corticoid,...
  • Thuốc giảm đau tại chỗ dạng bôi: menthol, capsaicin,...
  • Thuốc kháng sinh nếu có tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Thuốc hạ acid uric máu đối với viêm khớp do bệnh gút.
  • Thuốc bổ sung canxi, phục hồi sụn khớp,...

Phương pháp phẫu thuật

   Thông thường, phương pháp này sẽ được chỉ định cho các trường hợp viêm khớp nặng, có nguy cơ biến chứng, việc dùng thuốc không còn hiệu quả. Tùy theo tình trạng tổn thương mà bác sĩ  có thể chỉ định tạo hình để thay thế khớp, làm cứng khớp, tạo hình xương,...

Vật lý trị liệu

   Đây là liệu pháp điều trị sử dụng bài tập giúp phục hồi chức năng các cơ xung quanh khớp bị ảnh hưởng. Dựa trên thể trạng và mức độ viêm khớp của người bệnh, bác sĩ sẽ thiết lập cho họ những bài tập phù hợp nhằm giảm đau, tăng sự linh hoạt cho khớp và tăng phạm vi cử động của khớp. Mức độ của viêm khớp càng nhẹ thì, khả năng hồi phục của người bệnh càng cao.

 

Vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng các cơ xung quanh khớp

Vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng các cơ xung quanh khớp

 

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt

    Người bệnh cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh khi điều trị tại nhà. Bạn nên duy trì cân nặng hợp lý để giảm tải áp lực lên các khớp. Bên cạnh đó, bạn cần duy trì chế độ tập luyện nhẹ nhàng theo hướng dẫn để các khớp giữ được sự linh hoạt.

    Về ăn uống, bạn nên ăn những thực phẩm có khả năng chống viêm tốt như: đồ ăn giàu Omega-3, cà chua, rau lá xanh, việt quất, quả anh đào đen,... Ngoài ra, để kiểm soát tốt hơn tình trạng của mình, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm từ tự nhiên. Ví dụ như: Glucosamine giúp tái tạo mô sụn, canxi - vitamin D3,... Nếu mắc bệnh gút, bạn hãy sử dụng sản phẩm BoniGut +.

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về bệnh viêm khớp, cũng như cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả nhất. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: botania viêm khớp

Bài viết cùng chủ đề

Hành trình chiến đấu với bệnh mất ngủ mãn tính của người con Vũng Tàu

Chú Nguyễn Phương Á Đông, 56 tuổi ở số 16A đường Chi Lăng, phường 12 TP Vũng Tàu

Vai trò của ánh nắng mặt trời trong việc tăng cường chức năng phổi, cải thiện bệnh đường hô hấp

Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ mang đến giải pháp tự nhiên từ ánh nắng mặt trời giúp tăng cường chức năng phổi, cải thiện các bệnh đường hô hấp. Mời các bạn đón đọc!

Người bệnh tiểu đường có ăn được quả dứa không?

Người bệnh tiểu đường có ăn được quả dứa không? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây!

Vì sao bệnh suy giãn tĩnh mạch gây cảm giác kiến bò trong chân?

Vì sao bệnh suy giãn tĩnh mạch gây cảm giác kiến bò trong chân? Phải làm gì để đôi chân thoải mái trở lại? Những câu hỏi đó sẽ được giải đáp chi tiết ở bài viết ngay dưới đây, mời các bạn cùng theo dõi!

6 kinh nghiệm dùng BoniHappy để có giấc ngủ ngon, sâu, chất lượng

Mời các bạn đọc bài viết ngay sau đây để biết được đã có nhiều người dùng BoniHappy chưa và kinh nghiệm dùng BoniHappy của họ là gì
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà