Mục lục [Ẩn]
Tụ cầu vàng là một loại vi khuẩn có kích thước siêu nhỏ, chỉ vào khoảng 0,8 - 1,0 micromet, nhưng lại có đủ sức để khiến cho nhân loại phải e sợ. Chúng không chỉ là nguyên nhân của những bệnh lý nguy hiểm, mà còn mang trong mình khả năng chống lại rất nhiều loại kháng sinh. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về 5 mối nguy hại từ nhiễm khuẩn tụ cầu vàng và cách phòng ngừa nhé!
5 mối nguy hại từ nhiễm khuẩn tụ cầu vàng và cách phòng ngừa
Tụ cầu vàng - Mối đe dọa của toàn nhân loại
Tụ cầu vàng có tên khoa học là Staphylococcus aureus. Chúng là những vi khuẩn Gram dương, được tìm thấy khắp nơi như không khí, bụi, đất, nước, thực phẩm, động vật và trên cơ thể người.
Tụ cầu vàng có thể tìm thấy ở lỗ mũi và trên da của 30% người khỏe mạnh mà không gây ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thuận lợi, tụ cầu vàng có thể xâm nhập và phát triển, gây ra các bệnh lý nặng nề, nguy hiểm đến tính mạng.
Chúng làm được điều này là nhờ sở hữu các độc tố và enzyme vô cùng đa dạng. Các độc tố và enzyme này có thể kể đến như:
- Hemolysin gồm 4 loại là a, b, g và d. Đây là những protein gây tan máu, có thể gây hoại tử da tại chỗ, và giết chết động vật thí nghiệm.
- Leukocidin là loại protein giết chết bạch cầu của nhiều loài động vật, nó cũng giúp tụ cầu vàng phát triển bên trong bạch cầu.
- Coagulase là tác nhân làm đông huyết tương người, đồng thời làm dính tơ huyết vào bề mặt vi khuẩn, từ đó cản trở sự thực bào.
- Hyaluronidase có tác dụng thủy phân axit hyaluronic của mô liên kết, giúp vi khuẩn xâm nhập vào mô.
- Beta-lactamase giúp tụ cầu vàng đề kháng với các loại kháng sinh penicillin.
- Exfoliatin toxin hay epidermolytic toxin: là ngoại độc tố, gây nên hội chứng phỏng rộp và chốc lở da.
- Alpha toxin: là loại protein gây tan các bạch cầu đa nhân và tiểu cầu, hoại tử da và tan máu.
Bên cạnh những enzyme và độc tố này, tụ cầu vàng còn sở hữu một khả năng thích nghi vượt trội. Chính điều này khiến cho chúng đề kháng lại được rất nhiều loại kháng sinh khác nhau.
Tụ cầu vàng có khả năng kháng lại rất nhiều loại kháng sinh
Con người mất 20 năm để cho ra đời một thế hệ mới, trong khi vi khuẩn chỉ mất 20 đến 30 phút để làm điều này. Nhờ sinh sản quá nhanh, chúng tập hợp thành quần thể lớn với mức độ đa dạng rất cao. Khi đối diện với kháng sinh, sự đa dạng về di truyền giúp một phần vi khuẩn trong quần thể sống sót và tiếp tục nhân lên.
Mỗi lần tiếp xúc với kháng sinh, vi khuẩn trải qua một lần chọn lọc tự nhiên để giữ lại những cá thể có khả năng kháng thuốc. Nói cách khác, nếu việc sử dụng kháng sinh không tiêu diệt được chúng hoàn toàn, thì sẽ chỉ làm cho chúng mạnh hơn.
Hiện nay, y học thế giới đã được chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của tụ cầu vàng. Chúng lần lượt kháng lại nhiều loại kháng sinh khác nhau như: Penicillin, methicillin, vancomycin, macrolide, lincosamide, streptogramin, tetracycline, aminoglycoside, chloramphenicol, và fluoroquinolone.
5 mối nguy hại từ nhiễm khuẩn tụ cầu vàng là gì?
Tụ cầu vàng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông, niêm mạc và vết thương. Chúng có thể gây ra 5 tình trạng nguy hiểm gồm:
Nhiễm trùng da và mưng mủ sâu
Chúng có thể gây ra các tình trạng nhiễm trùng, mưng mủ tại nang lông và tuyến dầu. Vùng da nhiễm bệnh thường trở nên đỏ và sưng lên, hình thành các ổ áp-xe. Nếu nhiễm trùng ở sâu hơn sẽ gây ra tình trạng viêm mô tế bào.
Một tình trạng khác là hội chứng bỏng da thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tình trạng này xảy ra do tụ cầu vàng tiết độc tố exfoliatin, gây viêm da hoại tử, phát ban và mụn nước. Khi mụn nước bị vỡ, chúng sẽ để lại một bề mặt thô màu đỏ trông giống như vết bỏng. Đây là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, gây nguy hiểm đến tính mạng vì có khả năng gây nhiễm khuẩn huyết.
Ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp
Tụ cầu vàng có thể tồn tại trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, khi xâm nhập vào đường tiêu hóa, chúng sẽ gây ngộ độc. Trên thực tế, nhiễm khuẩn tụ cầu vàng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm.
Thời gian ủ bệnh chỉ rơi vào khoảng 1 - 8 giờ. Người bệnh có triệu chứng: Buồn nôn dữ dội, nôn, đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần, không sốt,... Một số trường hợp nặng có thể dẫn đến mất nước, tụt huyết áp,...
Khi số lượng tụ cầu vàng ở đường ruột tăng lên và chiếm ưu thế, người bệnh có thể bị viêm ruột cấp. Các biểu hiện thường gặp của tình trạng này là: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng bất thường, chán ăn, sốt nhẹ,..
Tụ cầu vàng trong thực phẩm có thể gây ngộ độc hoặc viêm ruột cấp
Nhiễm khuẩn huyết
Nhiễm khuẩn huyết xảy ra khi nhiễm trùng tụ cầu vàng xâm nhập vào máu. Chúng có thể gây ảnh hưởng đến não, tim, phổi dẫn đến hội chứng sốc nhiễm độc, và có thể tử vong. Biểu hiện nhiễm khuẩn huyết diễn ra đột ngột với triệu chứng: sốt cao, buồn nôn và ói mửa, phát ban trên lòng bàn tay và lòng bàn chân, lú lẫn, đau cơ, tiêu chảy, đau bụng, viêm khớp tự hoại,...
Nhiễm khuẩn bệnh viện
Trong môi trường bệnh viện, vi khuẩn tụ cầu có thể gây ra các tình trạng nhiễm trùng như: nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng vết bỏng, nhiễm trùng hô hấp (như viêm họng, viêm phổi,..), nhiễm trùng tiết niệu,...
Chúng thường lây truyền qua các dụng y tế xâm lấn, các vết thương hở hay trầy xước, dùng chung dụng cụ cá nhân như dao cạo râu, khăn mặt,... Hầu hết các dòng tụ cầu gây nhiễm khuẩn bệnh viện đều có khả năng kháng kháng sinh mạnh.
Viêm khớp nhiễm khuẩn
Các vi khuẩn thường tác động đến đầu gối, nhưng các khớp gồm mắt cá chân, hông, cổ tay, khuỷu tay, vai hoặc cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm: Sưng khớp, đau nhức ở khớp bị ảnh hưởng, sốt,...
Trên thực tế, bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể bị nhiễm trùng tụ cầu vàng. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm khuẩn này rất dễ xuất hiện ở những người có sức đề kháng kém, mắc bệnh tiểu đường, suy thận, nhiễm HIV/AIDS, ung thư, đang phải hóa trị hoặc xạ trị, có thương tổn da, chấn thương, bệnh xơ nang hoặc khí phế thũng, hen phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính,...
Phòng ngừa nhiễm trùng do tụ cầu vàng bằng cách nào?
Để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng do tụ cầu vàng, trước hết, bạn cần phải thực hiện những biện pháp dưới đây:
- Rửa tay đúng cách, thường xuyên sử dụng các dung dịch xịt diệt khuẩn.
- Những vết thương hở cần được vệ sinh, sát trùng và băng bó cẩn thận.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt giũ chăn màn, quần áo để loại bỏ mầm bệnh.
- Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải, dao cạo,...
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày với nước muối sinh lý.
- Đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài để tránh hít phải bụi bẩn, vi khuẩn.
Rửa tay bằng xà phòng giúp diệt vi khuẩn trên da
Cùng với đó, bạn cũng cần kiểm soát những bệnh lý đang mắc phải. Nếu mắc tiểu đường, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm BoniDiabet + để giúp giữ đường huyết ổn định hơn. Nếu mắc COPD, hen suyễn bạn nên sử dụng thêm sản phẩm BoniDetox để kiểm soát tốt tình trạng đờm, ho, khó thở và những đợt cấp của bệnh. Đối những trẻ sức đề kháng kém, hay ốm vặt thì nên dùng BoniKiddy +của Mỹ.
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho quý độc giả về nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, cũng như cách để phòng ngừa tình trạng này hiệu quả nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: