Mục lục [Ẩn]
Thiếu máu dù là do nguyên nhân nào đi nữa cũng đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, bạn cần nắm được những dấu hiệu thiếu máu được chỉ ra trong bài viết này, từ đó có sự cảnh giác, đi khám sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
Thiếu máu là tình trạng như thế nào?
Thiếu máu là tình trạng như thế nào?
Thiếu máu là một hội chứng xuất hiện ở nhiều bệnh lý khác nhau, là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm nồng độ huyết sắc tố ở máu so với bình thường.
Máu đảm nhiệm vai trò vận chuyển oxy đi nuôi dưỡng mô và tổ chức của cơ thể. Thiếu máu sẽ làm các cơ quan bị thiếu oxy, từ đó gây ra hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng.
Thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Do thiếu yếu tố tạo máu (sắt, acid folic và/hoặc vitamin B12)
- Do các bệnh lý hồng cầu, do tủy xương giảm sản xuất hồng cầu
- Do bệnh lý khác: suy tủy xương, rối loạn sinh tủy, bệnh máu ác tính, ung thư di căn…
- Do mất máu trong bệnh trĩ, chấn thương, xuất huyết tiêu hóa…
Dù thiếu máu do nguyên nhân nào đi nữa thì tình trạng này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Vì vậy, bạn không nên chủ quan, trước tiên là cần nắm được những dấu hiệu thiếu máu sau đây để đi khám sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
Những dấu hiệu thiếu máu bạn không được bỏ qua
Khi gặp một hoặc nhiều dấu hiệu sau đây thì rất có thể bạn đang bị thiếu máu:
- Dấu hiệu thiếu máu trên da: Da xanh xao, niêm mạc nhợt. Da có thể vàng ở bệnh nhân thiếu máu huyết tán, hoặc da sạm khi bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa sắt.
- Lưỡi có màu nhợt nhạt (do thiếu máu huyết tán) hoặc đỏ và dày (do thiếu máu Biermer), gai lưỡi mòn hay mất khiến lưỡi nhẵn bóng kèm theo vết ấn răng (do thiếu máu mạn và nhược sắc).
- Tóc rụng nhiều hơn, nhanh bạc, móng tay dễ gãy, chân móng bẹt hoặc lõm, …
- Hay bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đặc biệt là khi thay đổi tư thế, làm việc gắng sức. Thiếu máu nặng có thể khiến bệnh nhân bị ngất.
- Hay bị đau đầu, mất ngủ, giảm khả năng ghi nhớ.
- Một số trường hợp hay bị đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, khó thở.
- Ăn không ngon miệng, chán ăn, đầy bụng, một số trường hợp bị rối loạn tiêu hóa.
- Thay đổi tâm trạng, dễ nổi cáu vô cớ, hiệu suất công việc giảm.
Trong trường hợp thiếu máu cấp tính, người bệnh có những dấu hiệu như: Nhịp tim nhanh, huyết áp giảm, nhịp thở nhanh, khó thở, da xanh, niêm mạc nhợt, chóng mặt, hoa mắt, ngất hoặc hôn mê.
Đôi khi đánh trống ngực cũng là một dấu hiệu của thiếu máu
Trên đây là những dấu hiệu chung của tình trạng thiếu máu. Còn với mỗi thể thiếu máu do nguyên nhân khác nhau thì sẽ có những dấu hiệu cụ thể sau đây.
Dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt
Ở người thiếu máu thiếu sắt, bệnh nhân thường có dấu hiệu của thiếu máu mạn tính mức độ nhẹ và vừa như hay mệt mỏi, tim đập nhanh, khó thở khi gắng sức, nhịp thở nhanh. Đôi khi, người bệnh có tình trạng thèm ăn những thức ăn không bình thường.
Dấu hiệu thiếu máu do thiếu vitamin B12
Ở người thiếu máu do thiếu vitamin B12, ngoài những triệu chứng như mệt mỏi, da nhợt nhạt, bệnh nhân còn có thể mắc kèm theo các triệu chứng như chán ăn, tiêu chảy, dị cảm (tê, ngứa ran, châm chích như kiến bò,…) do tổn thương các dây thần kinh ngoại biên.
Tê bì chân là dấu hiệu gặp ở người thiếu máu do thiếu vitamin B12
Dấu hiệu thiếu máu do thiếu acid folic
Bệnh nhân thiếu máu do thiếu acid folic có những dấu hiệu giống thiếu máu do thiếu vitamin B12 nhưng không có biểu hiện của tổn thương thần kinh.
Dấu hiệu thiếu máu do tan máu tự miễn
Bệnh nhân bị thiếu máu do tan máu tự miễn thì ngoài những dấu hiệu chung như mệt mỏi, chán ăn, hoa mắt, da xanh xao, tim đập nhanh… thì họ còn dễ bị nhiễm khuẩn (do giảm bạch cầu) và xuất huyết dưới da và niêm mạc (do giảm cả tiểu cầu).
Trên đây là những dấu hiệu thiếu máu chung và đặc điểm riêng của một số tình trạng thiếu máu thường gặp. Khi có những triệu chứng kể trên, bạn cần đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác mình có bị thiếu máu không, tìm ra nguyên nhân thiếu máu là gì cũng như có giải pháp điều trị kịp thời, đặc biệt là nếu bạn thuộc đối tượng nguy cơ sau đây.
Những ai dễ bị thiếu máu?
Tình trạng thiếu máu có thể được bắt gặp ở bất kỳ người nào. Tuy nhiên, những trường hợp sau đây có nguy cơ sẽ bị thiếu máu cao hơn bình thường:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì vậy, mẹ bầu và các bà mẹ bỉm sữa sẽ phải bổ sung đủ sắt và acid folic trong suốt quá trình mang thai và sau khi sinh.
- Người gặp phải tình trạng kém hấp thu (sẽ dễ bị thiếu máu do thiếu nguyên liệu tạo máu).
- Trẻ nhỏ, trẻ đang trong quá trình phát triển dậy thì.
- Những người bị mắc các bệnh lý mãn tính như trĩ, viêm loét đường tiêu hóa…
- Người trong gia đình có người bị thiếu máu.
- Người thường xuyên phải tiếp xúc với các chất hóa học độc hại, các chất kích thích xâm hại trực tiếp đến máu.
- Người có tiền sử bị mắc bệnh nhiễm trùng máu.
Phụ nữ mang thai dễ bị thiếu máu
Thiếu máu có nguy hiểm không?
Hồng cầu đảm nhiệm việc vận chuyển oxy đi nuôi dưỡng cơ thể mang khí CO2 để đào thải qua phổi. Việc thiếu máu trong thời gian dài không được điều trị hiệu quả sẽ gây ra các hậu quả như:
- Mệt mỏi kéo dài và quá mức làm mất khả năng sinh hoạt, làm việc, thậm chí có thể thường xuyên ngất xỉu đột ngột;
- Rối loạn nhịp tim, nếu thiếu máu kéo dài không được điều trị sẽ tạo nguy cơ dẫn đến suy chức năng tim;
- Tử vong khi mất máu quá nhiều, đặc biệt là trường hợp đột ngột mất một lượng máu quá lớn trong thời gian rất ngắn khiến cơ thể không thể hồi phục kịp thời.
- Có thể khiến mẹ bầu phải sinh non.
Như vậy, thông qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn biết đến các dấu hiệu thiếu máu và một số thông tin quan trọng khác. Có thể thấy, thiếu máu rất nguy hiểm, vì vậy khi có những triệu chứng nêu ở trên, bạn cần đi khám sớm để được điều trị kịp thời. Nếu còn băn khoăn gì, để được giải đáp nhanh nhất, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 . Chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM: