Kem chống nắng hóa học và kem chống nắng vật lý: Ưu & nhược điểm

Cập nhập: Thứ hai, 17/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Kem chống nắng là một sản phẩm không thể thiếu trong hành trang chăm sóc da của các chị em phụ nữ, đặc biệt là vào mùa hè. Tuy nhiên, bạn đã biết chọn kem chống nắng phù hợp với làn da mình giữa hàng trăm loại kem chống nắng ngoài kia chưa? Các sản phẩm kem chống nắng trên thị trường thường được chia thành hai loại chính: kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Bài viết sau đây giúp bạn hiểu rõ hơn về hai loại kem chống nắng này và cách chọn kem chống nắng phù hợp với bạn.

 

Kem chống nắng

Kem chống nắng là sản phẩm không thể thiếu để chăm sóc da

 

Kem chống nắng hóa học và kem chống nắng vật lý hoạt động thế nào?

   Kem chống nắng hóa học và kem chống nắng vật lý bảo vệ làn da bạn khỏi tác hại của tia UV theo những cơ chế rất khác nhau:

  • Kem chống nắng vật lý, thường chứa thành phần là kẽm oxit ( ZnO) và titan dioxit ( TiO2), là những hạt nhỏ nằm trên bề mặt da và ngăn chặn tia UV xâm nhập vào da một cách vật lý. Bạn có thể thoa kem chống nắng vật lý lên các sản phẩm chăm sóc da khác.
  • Kem chống nắng hóa học cho phép tia UV hấp thụ vào da. Sau đó, các chất hóa học trong kem chống nắng ( như oxybenzone, avobenzone, octisalate, octocrylene, homosalate và octinoxate) tạo ra một phản ứng hóa học chuyển tia UV thành nhiệt và tiêu tan khỏi da.

 

Kem chống nắng hóa học và kem chống nắng vật lý: Loại nào an toàn hơn

   Trước kia, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ không yêu cầu dán nhãn không an toàn trên cả hai loại kem chống nắng. Tuy nhiên, kể từ ngày 21 tháng 2 năm 2019, FDA đã cập nhật các quy định đối với các sản phẩm kem chống nắng được bán tại Hoa Kỳ. Trong đó, FDA đã yêu cầu cung cấp thêm thông tin an toàn về 12 hoạt chất thường thấy trong kem chống nắng hóa học: oxybenzone, avobenzone, octisalate, octocrylene, homosalate và octinoxate.

   Một thử nghiệm lâm sàng được công bố vào tháng 5 năm 2019 trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) cho thấy, bốn trong 12 loại hoạt chất chống nắng này (avobenzone, oxybenzone, octocrylene và ecamsule) được hấp thụ vào máu ở mức lớn hơn đáng kể so với 0,5 ng/mL mỗi lần. Con số này cao hơn nhiều so với mức tối đa mà FDA cho phép cho các loại thuốc bôi ngoài da để đảm bảo về độ an toàn.

   Một nghiên cứu tiếp theo được công bố vào tháng 1 năm 2020 cũng trên tạp chí JAMA cũng đưa ra kết quả tương tự với sáu trong 12 loại hoạt chất này (avobenzone, oxybenzone, octocrylene, homosalate, octisalate và octinoxate).

   Các tác giả cho biết những phát hiện này chưa đủ để chỉ ra kem chống nắng hóa học là không an toàn, và những rủi ro khi không bôi kem chống nắng cao hơn nhiều so với nguy cơ hấp thụ các hoạt chất chống nắng.

   Tuy nhiên, một số chuyên gia khuyến nghị nên tránh kem chống nắng hóa học có chứa oxybenzone vì lo ngại rằng thành phần này phá vỡ nội tiết tố và gây ra các phản ứng dị ứng trên da.

   Các nhà khoa học cảnh báo rằng không nên sử dụng kem chống nắng hóa học khi đi bơi ở biển

   Một  đánh giá được công bố vào tháng 1 năm 2019 trên  Tạp chí của Học viện Da liễu Hoa Kỳ cho thấy các thành phần chống nắng hóa học phổ biến như oxybenzone có khả năng tẩy trắng và làm hỏng các rạn san hô. Vì lý do này, một số điểm du lịch, bao gồm cả Hawaii, đã cấm sử dụng kem chống nắng có thành phần oxybenzone khi đến du lịch.

 

kem chống nắng có thành phần oxybenzone

Nhiều địa điểm du lịch cấm sử dụng kem chống nắng có thành phần oxybenzone khi ra biển.

 

Trong khi đó, các thành phần của kem chống nắng vật lý: kẽm oxit và titan dioxit đã được FDA công nhận là an toàn khi sử dụng.

 

Ưu – nhược điểm của kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học:

Kem chống nắng vật lý

Ưu điểm:

  • Hai thành phần trong kem chống nắng vật lý: titan dioxit và kẽm oxit là hai thành phần chống nắng duy nhất được FDA công nhận an toàn và hiệu quả.
  • Kem chống nắng vật lý phù hợp để sử dụng cho trẻ em, người có da nhạy cảm và người bị nám. Các chuyên gia cho biết sự tỏa nhiệt khi sử dụng kem chống nắng hóa học có nguy cơ làm trầm trọng hơn tình trạng nám da.
  • Không giống kem chống nắng hóa học cần chờ từ 20 – 30 phút để hấp thụ vào da, kem chống nắng vật lý có thể bảo vệ da ngay lập tức sau khi thoa mà không cần chờ đợi.
  • Kem chống nắng vật lý được sử dụng an toàn trên lớp trang điểm và các sản phẩm chăm sóc da khác.

Nhược điểm:

  • Kem chống nắng vật lý thường có kết cấu dày nên sẽ gây nổi mụn ở những người dễ bị mụn trứng cá.
  • Kem chống nắng vật lý khó thoa hơn, có xu hướng để lại một lớp màng trắng trên da và cần được thoa thường xuyên hơn kem chống nắng hóa học. Tuy nhiên, nhược điểm này đã được khắc phục nhiều trong một số sản phẩm hiện nay.

 

Kem chống nắng vật lý an toàn khi sử dụng cho trẻ em

Kem chống nắng vật lý an toàn khi sử dụng cho trẻ em.

 

Kem chống nắng hóa học

Ưu điểm:

  • Kem chống nắng hóa học sử dụng nhanh chóng và dễ dàng, và không giống như kem chống nắng vật lý, chúng không để lại lớp màng trắng trên da.
  • Kem chống nắng hóa học hoạt động tốt hơn trong các thử nghiệm của người tiêu dùng và thời gian chúng bảo vệ da khỏi tia UV dài hơn kem chống nắng vật lý.
  • Kem chống nắng hóa học thường có kết cấu mỏng nhẹ, thích hợp sử dụng cho da dầu mụn.

Nhược điểm:

  • Kem chống nắng hóa học có thể gây ra  phản ứng dị ứng ở những người có làn da nhạy cảm, làm trầm trọng thêm tình trạng nám da và bệnh hồng ban.
  • Các thành phần của kem chống nắng hóa học chưa được FDA công nhận là an toàn khi sử dụng.

   Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại kem chống nắng và ưu nhược điểm của chúng. Nếu bạn muốn tìm một loại kem chống nắng an toàn cho da nhạy cảm và cả trẻ em, kem chống nắng vật lý mà một sự lựa chọn lý tưởng. Nếu bạn có làn da dầu mụn thì kem chống nắng hóa học sẽ bảo vệ làn da của bạn mà không gây mụn. Cuối cùng, bạn hãy nhớ rằng cần phải thoa kem chống nắng khi ra ngoài để bảo vệ làn da nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Quá trình hình thành và ảnh hưởng của muối monosodium urat với người bệnh gút

Quá trình hình thành muối monosodium urat như thế nào? Ảnh hưởng của nó với bệnh gút ra sao? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây!

Hạt cần tây và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Hạt cần tây có tác dụng gì? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác ở bài viết ngay dưới đây!

Hành trình sống khỏe, giảm được thuốc tây và thuốc tiêm khi bị tiểu đường

Chú Cù Đức Trung - tên thường gọi là Cù Đức Tuấn, 56 tuổi trú tại số nhà 848 đường Trần Nhân Tông, phường Nam Sơn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng.

Công ty Botania nhận giải thưởng Top 10 Thương hiệu được tin dùng nhất Việt Nam

Ngày 13/11/2021, tại nhà hát Âu Cơ (Hà Nội) đã diễn ra chương trình Lễ biểu dương doanh nghiệp, doanh nhân, trí thức tiêu biểu 2021. Và là đơn vị đã có những thành tích vượt bậc trong những năm qua – công ty Botania đã vinh dự nhận giải thưởng Top 10 Thương hiệu được tin dùng nhất Việt Nam

Cao hổ cốt liệu có phải là “thần dược” cho người bệnh gút?

Với bệnh gút, cao hổ cốt có tác dụng không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây!
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà