Những tổn thương thời thơ ấu có thể gây mất ngủ khi trưởng thành

Cập nhập: Thứ tư, 10/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   18 năm đầu đời là khoảng thời gian quan trọng nhất để phát triển tối đa về mặt thể chất và định hình nên tính cách của một con người. Tuy nhiên nếu những năm tháng đó không được suôn sẻ, phải chịu đựng nhiều tổn thương thì có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần khi trưởng thành, trong đó có mất ngủ.

 

Những tổn thương thời thơ ấu có thể gây mất ngủ khi trưởng thành

Những tổn thương thời thơ ấu có thể gây mất ngủ khi trưởng thành

 

Những tổn thương thời thơ ấu là gì?

   Adverse childhood experiences (ACEs), tạm dịch là Những tổn thương thời thơ ấu hoặc Những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu được định nghĩa là tất cả những trải nghiệm tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 0 đến 17 tuổi.

   Tổn thương thời thơ ấu rất phổ biến. Một thống kê được thực hiện trên người trưởng thành ở Hoa Kỳ cho thấy có tới 60% tới 80% người tham gia thừa nhận rằng họ đã trải qua ít nhất một loại trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu, bao gồm:

  • Bị bóc lột sức lao động
  • Bị lạm dụng tình dục
  • Bị bạo lực học đường
  • Sống trong gia đình không hạnh phúc, phải tiếp xúc với bạo lực gia đình
  • Mất cha mẹ do ly hôn, chết hoặc bỏ rơi
  • Sống với người lạm dụng ma túy, rượu
  • Sống với người mắc bệnh lý tâm thần nghiêm trọng
  • Bố mẹ quá nghiêm khắc, tạo áp lực học tập quá lớn

   Trong một nghiên cứu khác của Vương quốc Anh vào năm 2014, 47% người đã trải qua ít nhất một ACE trong đời, 9% dân số có nhiều hơn 4 ACE. Tại Việt Nam, tổn thương thời thơ ấu là rất phổ biến nhưng vấn đề này chưa thực sự được quan tâm đúng mực nên còn thiếu những con số thống kê cụ thể.

   Việc phải trải qua một tổn thương thời thơ ấu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ tại thời điểm đó mà tác động của chúng còn kéo dài trong tương lai. Một số ảnh hưởng của ACE đối với sức khỏe tinh thần và thể chất có thể kể tới là:

  • Tăng nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe khi trưởng thành. Tổn thương thời thơ ấu gây căng thẳng cực độ cho cơ thể của trẻ. Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng các hormone cortisol, adrenaline để thích nghi với hoàn cảnh. Việc giải phóng các hormone này làm tăng nhịp tim, thay đổi nhịp thở, thay đổi thị lực tạm thời.

Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, các hormone được sản sinh liên tục, chúng sẽ dẫn tới căng thẳng mãn tính và nguy cơ mắc các bệnh viêm loét dạ dày, tim mạch, thừa cân, ung thư, tiểu đường, mất ngủ

  • Tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần, trong đó phổ biến nhất là lo âutrầm cảm. Trẻ em phải trải qua những sang chấn thời thơ ấu sẽ có nguy cơ cao trở thành một người có xu hướng bạo lực hoặc tiếp tục là nạn nhân của bạo lực trong tương lai.

 

Những tổn thương thời thơ ấu có thể dẫn đến trầm cảm

Những tổn thương thời thơ ấu có thể dẫn đến trầm cảm

 

   Ngoài ra, để né tránh những vấn đề tâm lý còn tồn đọng trong quá khứ, không ít người tìm tới và rơi vào cảnh lạm dụng các loại chất kích thích độc hại như rượu bia, thuốc lá hoặc ma túy.

 

Mối liên hệ giữa tổn thương thời thơ ấu và mất ngủ

   Tổn thương thời thơ ấu ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển bình thường của não bộ, khiến hàm lượng dưỡng chất và hormone hạnh phúc serotonin, dopamine trong não của trẻ thấp hơn so với những trẻ có một tuổi thơ hạnh phúc. Chính hàm lượng dưỡng chất và hormone hạnh phúc thấp là nguyên nhân khiến trẻ khi trưởng thành gặp tình trạng mất ngủ hoặc các vấn đề tâm lý như trầm cảm.

   So với những người trưởng thành có ít hoặc không có ACE, những người trưởng thành có nhiều chấn thương thời thơ ấu có nguy cơ bị mất ngủ hoặc khó đi vào giấc ngủ cao gấp đôi, đồng thời họ cũng thường cảm thấy mệt mỏi hơn khi tỉnh dậy sau một đêm ngủ. Mất ngủ do ACE có thể kéo dài tới 50 năm, với mỗi ACE thì nguy cơ ngủ không đủ giấc khi trưởng thành cũng tăng thêm 20%.

   Những tổn thương thời thơ ấu cũng có thể ảnh hưởng tới mức độ nghiêm trọng của chứng mất ngủ khi trưởng thành. Ở những bệnh nhân trưởng thành được chẩn đoán mất ngủ, những người có nhiều ACE thì thường xuyên bị thức dậy vào ban đêm và có giấc ngủ bị xáo trộn nhiều hơn so với những người có ít hoặc không có ACE bởi cấu trúc giấc ngủ của họ bị thay đổi.

   Những tổn thương thời thơ ấu làm thay đổi cơ chế di chuyển qua các giai đoạn và chu kỳ giấc ngủ của cơ thể. Các chuyên gia cho rằng, giai đoạn giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM) bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đây là giai đoạn thường xuyên xuất hiện những giấc mơ. Theo đó, những người phải trải qua ACE có xu hướng gặp ác mộng, giấc mơ đau khổ nhiều hơn. Họ thường có những giấc mơ tái hiện lại chính những kỷ niệm, cảm xúc đau buồn mà họ từng trải qua.

   Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng những giấc mơ đó là do phản ứng sợ hãi của não bộ và nỗ lực cố gắng vượt qua trải nghiệm đau thương của tâm trí. Nhưng chính điều đó lại khiến giấc ngủ của người bệnh bị gián đoạn, họ dễ bị tỉnh giấc giữa đêm.

 

Làm sao để khắc phục tình trạng mất ngủ do tổn thương thời thơ ấu?

   Điều trị mất ngủ ở người trưởng thành đã từng trải qua những tổn thương thời thơ ấu là điều không hề dễ dàng, đòi hỏi sự kiên nhẫn và một chế độ điều trị khoa học. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng:

  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tư vấn tâm lý: Mất ngủ do tổn thương thời thơ ấu được xem là một bệnh xuất phát từ các vấn đề tâm lý. Chính vì vậy, đi gặp chuyên gia tâm lý là biện pháp tốt nhất giúp bạn tháo gỡ những khúc mắc còn tồn tại sâu trong tâm trí bạn. Họ là những người đã được đào tạo bài bản để có thể giúp mọi người đối phó và chữa lành hậu quả của một sự kiện đau buồn.

 

Gặp chuyên gia tâm lý là phương pháp tốt nhất để điều trị tình trạng mất ngủ do ACE

Gặp chuyên gia tâm lý là phương pháp tốt nhất để điều trị tình trạng mất ngủ do ACE

 

  • Duy trì lịch trình ngủ đều đặn: Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào những khung giờ cố định trong ngày là điều rất quan trọng trong điều trị chứng mất ngủ nói chung và mất ngủ do ACE nói riêng.
  • Tham gia các bài tập thư giãn: Các bài tập thể dục nhẹ nhàng, tập yoga hay thiền sẽ kích hoạt phản ứng thư giãn, chống lại căng thẳng của cơ thể, qua đó giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
  • Đừng ép buộc giấc ngủ: Một lưu ý quan trọng khi bạn bị mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ đó là đừng cố gắng nằm trên giường nếu bản thân chưa cảm thấy buồn ngủ. Nếu thấy mình trằn trọc hơn 20 phút, tốt nhất bạn nên ra khỏi giường và tham gia vào một hoạt động nhẹ nhàng, yên tĩnh để thay thế. Khi nào thấy buồn ngủ thì hãy quay trở lại chiếc giường.
  • Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp ngủ ngon: Trên thị trường hiện nay không thiếu những sản phẩm giúp bạn đối phó với tình trạng mất ngủ. Trong đó, sản phẩm BoniSleep + của Mỹ giúp giải tỏa căng thẳng, stress chính là giải pháp phù hợp nhất cho chứng mất ngủ do những vấn đề tâm lý xuất phát từ tổn thương thời thơ ấu của bạn.

   Như vậy, người đã từng phải trải qua những tổn thương thời thơ ấu có nguy cơ bị mất ngủ hoặc các vấn đề rối loạn giấc ngủ khác cao hơn bình thường. Điều trị chứng mất ngủ ở những bệnh nhân này cũng sẽ rất phức tạp. Hãy liên hệ 1800.1044 (miễn được) để được tư vấn biện pháp điều trị mất ngủ hiệu quả nhất. Cám ơn các bạn đã đón xem!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Tác hại của mất ngủ ở phụ nữ

Các tác hại của mất ngủ ở phụ nữ là: Ảnh hưởng đến làn da, gây tăng cân, rụng tóc, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường,...

Nói lắp ở trẻ có đáng lo ngại? Làm cách nào để khắc phục hiệu quả

Nói lắp là một tật xuất hiện ở trẻ từ 2 – 6 tuổi. Nói lắp xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Vì vậy, ba mẹ cần lưu ý và chữa tật nói lắp ở trẻ càng sớm càng tốt.

Hơn 10 năm mất ngủ, tôi đã tìm được giấc ngủ trọn vẹn cả đêm

Cô Nguyễn Thị Thành (65 tuổi, địa chỉ tại Tiểu khu P, thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Nhắm mắt nhưng không ngủ được phải làm sao? Đâu là giải pháp tối ưu?

Nếu bạn đã cố nhắm mắt nhưng không ngủ được thì bạn không hề cô đơn. Bởi ngoài kia có rất nhiều người cũng gặp tình trạng như bạn, thậm chí là tồi tệ hơn khi họ thường xuyên thức trắng đêm, không ngủ được dù chỉ là chợp mắt

Cảnh báo: Bạn có thể bị mất ngủ chỉ vì thói quen thức khuya mỗi ngày!

Một trong những thói quen phổ biến gây mất ngủ chính là thức khuya. Vậy tại sao thức khuya gây mất ngủ? Có biện pháp nào giúp lấy lại giấc ngủ ngon hay không? Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu ngay nhé!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniSleep+ 30V

BoniSleep

Loại: Giá: Số lượng:
BoniSleep+ 30V 405.000đ/Hộp
BoniHappy+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi