Mục lục [Ẩn]
Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý mạn tính đang ngày càng phổ biến. Bệnh này gây nặng, mỏi tê bì chân,..làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bơm keo sinh học là một phương pháp điều trị mới, được đánh giá là một bước tiến “vàng” trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới với nhiều ưu điểm. Mời bạn cùng tìm hiểu về phương pháp này qua bài viết sau.
Phương pháp bơm keo sinh học trong điều trị suy giãn tĩnh mạch
Tìm hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý của hệ thống tĩnh mạch chi dưới khi máu từ chân trở về tim bị cản trở. Từ đó gây ứ trệ tuần hoàn ở chi dưới dẫn đến các triệu chứng khó chịu như:
- Giai đoạn đầu: Người bệnh thấy đau nhức, nặng mỏi, tê bì chân, chuột rút, cảm thấy như kiến bò vùng cẳng chân,..
- Giai đoạn tiến triển: Vùng cẳng chân thay đổi màu sắc dưới da, xuất hiện các vết bầm tím trên da, các tĩnh mạch nông dưới da giãn to, nổi lên ngoằn ngoèo.
- Giai đoạn nặng: Bệnh nhân có các vết loét ở chân, đặc biệt ở vùng mắt cá chân. Nguy hiểm hơn, các vết loét này có thể dẫn đến hoại tử chân.
Bệnh lý này có xu hướng ngày càng trẻ hóa, đặc biệt ở độ tuổi 30 - 40 tuổi. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động suy giãn tĩnh mạch gia tăng.
Phương pháp bơm keo sinh học trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Nguyên lý chung
Nguyên lý chung của phương pháp này là bơm keo sinh học cyanoacrylate (CA) vào lòng tĩnh mạch. Khi CA tiếp xúc với máu hoặc huyết tương sẽ xảy ra quá trình polymer hóa, kích hoạt các phản ứng viêm và xơ hóa trong mạch, từ đó gây tắc và xơ hóa tĩnh mạch.
Tĩnh mạch bị bệnh sẽ đóng lại và máu sẽ được chuyển hướng sang các tĩnh mạch khỏe mạnh gần đó giúp giảm triệu chứng.
Quy trình thực hiện
Trước khi thực hiện:
Trước khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ bắt đầu siêu âm khu vực xung quanh tĩnh mạch bị giãn. Từ đó, bác sĩ sẽ biết được nên điều trị tĩnh mạch nào.
Quy trình thực hiện thủ thuật:
4 bước thực hiện phương pháp bơm keo sinh học
- Bước 1: Bác sĩ gây tê cục bộ để làm tê khu vực vùng da phía trên tĩnh mạch bất thường. Sau đó, bằng sóng siêu âm, một ống thông nhỏ sẽ được luồn vào tĩnh mạch bị bệnh từ dưới cẳng chân lên đến đùi. Đầu ngoài của ống được kết nối với dụng cụ bơm keo có hình dạng như một khẩu súng.
- Bước 2: Keo sinh học được bơm dần vào tĩnh mạch nhờ vào ống thông nhỏ đó.
- Bước 3: Vừa bơm keo, bác sĩ kết hợp ấn nhẹ để dính các thành tĩnh mạch tĩnh mạch vào với nhau. Thực hiện như vậy đến hết chiều dài tĩnh mạch.
- Bước 4: Rút ống thông. Ống thông được rút dần về phía dưới trong khi bơm keo cho đến hết chiều dài của tĩnh mạch bị bệnh.
Chỉ định
- Những người bị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới mạn tính đã có triệu chứng.
- Đáp ứng kém với điều trị nội khoa.
- Có dòng trào ngược tĩnh mạch phát hiện trên siêu âm.
Chống chỉ định
Chống chỉ định tương đối:
- Những người bị suy tĩnh mạch sâu ở chi dưới.
- Kích thước tĩnh mạch bị bệnh quá nhỏ.
Chống chỉ định tuyệt đối:
- Người bị dị ứng với Cyanoacrylate.
- Phụ nữ có thai.
- Có huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới, tuần hoàn bàng hệ nghèo nàn.
- Động mạch - tĩnh mạch bị dị dạng.
- Người bệnh mắc các chứng tăng đông máu.
Ưu - nhược điểm phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng keo sinh học
Ưu điểm
- Tỷ lệ thành công cao, lên đến 95%.
- Quá trình thực hiện diễn ra nhanh (chỉ trong thời gian khoảng 30 phút), không gây sẹo.
- Giảm thiểu tối đa đau đớn cho người bệnh, khả năng hồi phục nhanh.
- Không cần nằm viện, bệnh nhân có thể về nhà ngay sau khi điều trị.
- Có thể điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở cả 2 chân trong cùng một lần.
- Không gây tổn thương thần kinh hoặc bỏng da như các phương pháp điều trị dùng nhiệt.
Hình ảnh trước và sau khi thực hiện phương pháp bơm keo tĩnh mạch.
Nhược điểm
- Không phải bất kỳ bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chi dưới nào cũng có thể điều trị bằng phương pháp này. Bác sĩ sẽ chỉ định dựa trên kết quả thăm khám, siêu âm mạch máu của bệnh nhân.
- Phương pháp này không được áp dụng cho các trường hợp suy giãn tĩnh mạch sâu, bị lở loét, hoại tử da.
- Chi phí điều trị đắt đỏ, chưa được BHYT chi trả.
- Chống chỉ định trong trường hợp có tiền sử mẫn cảm với thuốc gây tê.
- Phương pháp này chưa đem lại hiệu quả điều trị tuyệt đối, bệnh nhân vẫn có nguy cơ tái phát sau đó.
Phòng ngừa tái phát suy giãn tĩnh mạch chi dưới sau điều trị
Sau khi thực hiện phương pháp bơm keo sinh học, nếu không có chế độ sinh hoạt phù hợp, bệnh nhân vẫn có nguy cơ tái phát bệnh.
Dưới đây là một số lời khuyên để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới tái phát:
- Tránh giữ lâu ở một tư thế trong thời gian dài như ngồi hoặc đứng quá lâu. Nếu do tính chất công việc yêu cầu, bạn nên kê cao chân khi ngồi, tránh ngồi vắt chéo chân hoặc thỉnh thoảng chạy bước nhỏ tại chỗ nếu phải đứng quá lâu.
- Thường xuyên vận động, đi lại nhẹ nhàng hàng ngày.
- Khi đi ngủ hoặc nghỉ ngơi ở tư thế nằm, bạn nên đặt chân cao hơn tim khoảng 15 cm.
- Xoa bóp chân nhẹ nhàng trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy để máu lưu thông dễ dàng.
- Ăn các loại rau, củ, quả giàu chất xơ, vitamin C và E, flavonoid và rutin.
- Uống nhiều nước, đặc biệt khi thời tiết nóng bức.
- Sử dụng sản phẩm BoniVein + của Mỹ.
BoniVein + - Biện pháp phòng tránh tái phát suy giãn tĩnh mạch chi dưới hiệu quả
BoniVein + là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, có thành phần toàn diện gồm:
- Nhóm các thành phần có tác dụng cải thiện khả năng co bóp của tĩnh mạch: Cây dẻ ngựa, rutin, Diosmin và Hesperidin.
- Nhóm các thảo dược có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch: Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông.
- Nhóm các thảo dược có tác dụng hoạt huyết: Bạch quả, chổi đậu. Những thảo dược này có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giảm cảm giác khó chịu, ngăn ngừa cục máu đông.
Nhờ có thành phần toàn diện như vậy, BoniVein + có tác dụng phòng ngừa tái phát suy giãn tĩnh mạch chi dưới hiệu quả.
Sản phẩm BoniVein + của Mỹ
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về phương pháp keo sinh học trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh suy giãn tĩnh mạch, mời bạn gọi đến tổng đài miễn cước 1800.1044 để được các dược sĩ tư vấn cụ thể.
XEM THÊM:
- So sánh BoniVein và các thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
- Bị chuột rút thường xuyên do thiếu chất gì?