Siêu âm tĩnh mạch chi dưới để chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch

Cập nhập: Thứ hai, 18/09/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Siêu âm tĩnh mạch chi dưới được ứng dụng trong hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý về tĩnh mạch chi dưới như suy giãn tĩnh mạch bởi nó có thể phát hiện các tổn thương mà bệnh gây ra. Vậy siêu âm tĩnh mạch chi dưới là gì? Quy trình siêu âm như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

 

Siêu âm tĩnh mạch chi dưới để chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch

Siêu âm tĩnh mạch chi dưới để chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch

 

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?

   Tĩnh mạch chi dưới bao gồm:

  • Tĩnh mạch nông chi dưới: Tĩnh mạch hiển bé, tĩnh mạch hiển lớn.
  • Tĩnh mạch sâu: là các tĩnh mạch ở tầng chậu - đùi, khoeo và cẳng chân.
  • Tĩnh mạch xuyên và van tĩnh mạch.

   Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng máu ở hệ thống tĩnh mạch bị ứ lại ở chân, không đi lên tĩnh mạch chủ để trở về tim như bình thường. Tình trạng này làm tăng áp lực thủy tĩnh trong lòng tĩnh mạch khiến tĩnh mạch giãn ra.

 

Siêu âm tĩnh mạch chi dưới là gì?

   Siêu âm là kỹ thuật sử dụng các sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh mô, tổ chức phía bên trong cơ thể con người. Phương pháp này hiện được sử dụng rộng rãi và ứng dụng trong chẩn đoán nhiều bệnh lý khác nhau của cơ thể, trong đó có suy giãn tĩnh mạch.  

   Để chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chi dưới, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm tĩnh mạch chi dưới. Các ưu điểm của phương pháp này là:

  • Khi sử dụng kỹ thuật siêu âm tĩnh mạch chi dưới, bác sĩ có thể quan sát mạch máu và phát hiện các tĩnh mạch bị giãn một cách tương đối chính xác, đặc biệt là kỹ thuật siêu âm màu.
  • Đây là phương pháp dễ thực hiện, quá trình siêu âm diễn ra nhanh chóng, chỉ trong 20 - 30 phút.
  • Không gây đau đớn, khó chịu hay ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
  • Xác định nguồn gốc, tình trạng nặng nhẹ của chứng suy giãn tĩnh mạch ở người bệnh.
  • Giúp phát hiện kịp thời các vị trí mạch máu bị tắc nghẽn, vị trí các cục máu đông gây tắc nghẽn lòng mạch, tránh các biến chứng nguy hiểm.

 

 Phương pháp này không gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh

Phương pháp này không gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh

 

Chỉ định siêu âm tĩnh mạch chi dưới

   Siêu âm tĩnh mạch chi dưới thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Chẩn đoán hoặc loại trừ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở người bệnh nghi ngờ bị huyết khối tĩnh mạch sâu và/hoặc tắc mạch phổi trên lâm sàng.
  • Người bệnh có giãn tĩnh mạch nông trên lâm sàng, có thể có triệu chứng hoặc không.
  • Người bệnh không có giãn tĩnh mạch nông quan sát thấy trên lâm sàng, nhưng có các dấu hiệu nghi ngờ do tăng áp lực tĩnh mạch: phù, tê bì, chuột rút về đêm …
  • Siêu âm lập bản đồ tĩnh mạch và hướng dẫn thủ thuật điều trị ở người bệnh có chỉ định điều trị suy giãn tĩnh mạch.
  • Người bệnh có giãn tĩnh mạch dạng lưới hoặc mạng nhện trên da.

 

Chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng siêu âm mạch máu chi dưới

   Các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chi dưới khi sử dụng phương pháp siêu âm là:

  • Đối với siêu âm Doppler màu: Tín hiệu đảo ngược từ màu đỏ sang màu xanh hoặc màu xanh sang màu đỏ.
  • Đối với siêu âm Doppler xung: Tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu cẳng chân dòng trào ngược sẽ >1000ms, tĩnh mạch khoeo dòng trào ngược >500ms, tĩnh mạch xuyên dòng trào ngược > 350ms.
  • Khi siêu âm Doppler màu, Doppler xung hoặc các nghiệm pháp bóp cơ, Valsalva thì phát hiện có dòng trào ngược tự nhiên.

      Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu được biện pháp siêu âm tĩnh mạch chi dưới để chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch. Hy vọng rằng mọi người có thể hiểu rõ hơn về nguyên lý của kỹ thuật siêu âm này cùng các vấn đề liên quan khác. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Lợi ích của đi bộ trong phòng tránh suy giãn tĩnh mạch

Đi bộ là môn thể dục nhẹ nhàng mang lại nhiều lợi ích nên được hầu hết người dân lựa chọn tập luyện. Đây cũng là một môn thể thao vô cùng phù hợp với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, đồng thời cũng rất phù hợp trong phòng tránh sớm các bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Những ai dễ bị suy giãn tĩnh mạch? Giải pháp khắc phục là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý có liên quan chặt chẽ đến chế độ sinh hoạt, tính chất công việc của người bệnh. Vậy cụ thể, đối tượng nào dễ bị suy giãn tĩnh mạch?

Tổng hợp các nguyên nhân gây ngứa hậu môn và cách khắc phục

Bạn bị ngứa hậu môn mà không biết nguyên nhân vì sao? Cách khắc phục như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!

Bắc Giang: Hoại tử vì đắp thuốc chữa bệnh trĩ - Hậu quả của sự kém hiểu biết

Bắc Giang: Hoại tử vì đắp thuốc chữa bệnh trĩ - Hậu quả của sự kém hiểu biết

Khổ sở vì ngứa hậu môn dai dẳng

Bài viết hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về nguyên nhân gây hậu môn ngứa và những chia sẻ từ BS. Nguyễn Thanh Nhàn, trưởng khoa Bệnh da phụ nữ và trẻ em, Viện da liễu Trung Ương về căn bệnh này.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Để bệnh suy giãn tĩnh mạch chân được cải thiện tốt, việc thực hiện một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học là vô cùng quan trọng. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu cụ thể vấn đề này thông qua bài viết dưới đây. 

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi