Mục lục [Ẩn]
Nhắc đến suy tim, chắc hẳn, bất kỳ ai cũng sẽ đều không khỏi cảm thấy lo lắng và bất an. Đây là căn bệnh mà có đến hơn 200 triệu người trên thế giới mắc phải, và có đến 50% trong số đó sẽ tử vong sau 5 năm được chẩn đoán. Con số này thậm chí còn cao hơn cả một số loại ung thư. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về mức độ nguy hiểm, cũng như cách phòng ngừa căn bệnh này nhé!
Suy tim - Bạn biết gì về căn bệnh nguy hiểm này?
Nguyên nhân gây suy tim là gì?
Suy tim là một hội chứng lâm sàng vô cùng phức tạp, xuất hiện sau một loạt những tổn thương thực thể, hay rối loạn chức năng của tim. Kết quả cuối cùng của tất cả những điều này là tim không đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ bơm máu cho cơ thể.
Nguyên nhân gây suy tim vô cùng đa dạng. Đầu tiên phải kể đến là bệnh lý mạch vành, do đây là đường cung cấp máu và oxy cho tim. Nếu như mạch vành bị hẹp hoặc tắc nghẽn, lượng máu đến tim sẽ giảm đi, các tế bào cơ tim bị tổn thương, hoặc thậm chí là chết hàng loạt.
Các nguyên nhân khác có thể gây suy tim là: bệnh tim bẩm sinh, hẹp/hở van tim, giãn cơ tim, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim và tần số tim, nhiễm trùng, mắc tiểu đường, nhiễm độc, bệnh tuyến giáp, uống rượu nhiều, hút thuốc lá, bệnh thận, béo phì hay do sử dụng một số loại thuốc điều trị ung thư,...
Cho dù là bất kỳ lý do gì đi chăng nữa, thì đều dẫn đến việc tim không thể cung cấp đủ máu cho các tế bào dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Mức độ suy tim càng nặng, thì người bệnh càng gặp nhiều bất lợi trong cuộc sống:
- Suy tim độ 1: Người bệnh vẫn có thể hoạt động bình thường, không bị mệt, khó thở hay hồi hộp.
- Suy tim độ 2: Người bệnh vẫn khỏe khi nghỉ ngơi, nhưng khi vận động nặng sẽ cảm thấy mệt, hồi hộp, khó thở hay đau tức ngực.
- Suy tim độ 3: Người bệnh chỉ cần vận động nhẹ nhàng là đã cảm thấy mệt, đau ngực, khó thở, và đánh trống ngực nhiều hơn, khi nghỉ ngơi thì sẽ đỡ.
- Suy tim độ 4: Các triệu chứng suy tim xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, người bệnh có thể mệt mỏi, khó chịu, hồi hộp, khó thở với bất kỳ hoạt động thể chất nào dù rất nhẹ.
Suy tim được chia thành 4 phân độ
Suy tim có nguy hiểm không?
Ngoài việc các triệu chứng tăng về mức độ, thì người bệnh suy tim cũng phải đối diện với nhiều mối nguy hại khác. Trên toàn thế giới, tỷ lệ mắc bệnh suy tim là 2,4% dân số, tương đương với khoảng 200 triệu người. Trong đó, có khoảng 10 - 15% người bệnh suy tim tử vong sau 1 tháng chẩn đoán, 20 - 30% tử vong sau 1 năm. Tỷ lệ tử vong sau 5 năm được chẩn đoán suy tim lên tới 40 - 50%.
Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 1,6 triệu người bị suy tim, 4.000 trường hợp nhập viện mỗi năm. Các chuyên gia cho biết, suy tim là căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó 5 loại có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh là:
- Phù phổi cấp do ứ đọng lượng dịch lớn trong phổi, làm cản trở quá trình hô hấp, khiến người bệnh ho khan, khó thở,... Đặc biệt, một số người có biểu hiện vô cùng nghiêm trọng như khó thở đột ngột, ho ra bọt có màu hồng,...
- Đột quỵ và nhồi máu cơ tim do máu ứ trệ trong tim dài ngày, kết dính với nhau và tạo thành cục máu đông. Điều này có thể gây bít tắc động mạch vành, động mạch não, dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ não. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tử vong ở người bệnh suy tim.
- Đột tử do rối loạn nhịp tim khi bị nhịp tim nhanh thất hoặc rung thất.
- Tổn thương gan do ứ trệ máu, dẫn tới làm tăng áp lực ở tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch trên gan, xoang gan; gây ra hiện tượng gan to. Gan sẽ to lên theo diễn biến của suy tim. Khi bị ứ máu ở gan lâu ngày không được điều trị, người bệnh sẽ bị xơ gan - tim.
- Suy thận xảy ra do lượng máu đến thận giảm dần, khiến chức năng lọc và đào thải chất độc, muối, nước ra khỏi cơ thể giảm đi. Muối bị giữ lại và gây phù ở người bệnh suy tim. Nếu không điều trị kịp thời, tổn thương thận do suy tim sẽ dẫn đến bệnh thận mạn, suy thận.
Phòng ngừa suy tim bằng cách nào?
Nguyên tắc trong phòng ngừa suy tim nằm ở việc kiểm soát huyết áp, và bệnh tim thiếu máu cục bộ do xơ vữa động mạch. Để thực hiện được điều này, bạn nên thực hiện những biện pháp như:
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn mặn, nhiều tinh bột và đường. Bên cạnh đó, bạn nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu omega-3,...
- Ngừng sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào,... Nếu bạn muốn bỏ thuốc lá nhanh chóng, thì hãy sử dụng nước súc miệng Boni-Smok.
- Thường xuyên theo dõi huyết áp, đi khám định kỳ nếu đang mắc các bệnh lý nền như tiểu đường, bệnh tuyến giáp,...
- Tăng cường tập thể dục, thể thao nhưng cần đảm bảo phù hợp với thể trạng, không tập luyện quá gắng sức.
- Giảm cân nếu đang bị thừa cân, béo phì.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, stress, thiếu ngủ. Nếu đang gặp vấn đề về giấc ngủ, bạn hãy sử dụng sản phẩm BoniHappy +, và BoniSleep + nhé!
Ăn uống lành mạnh là cách giúp ngăn ngừa suy tim
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cơ bản nhất cho quý độc giả về nguyên nhân gây suy tim, những biến chứng nguy hiểm, cũng như cách phòng ngừa. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Viêm cầu thận - Những điều bạn cần biết để phòng ngừa
- 5 thông tin cần biết để cải thiện bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả