Tê tay khi ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Cập nhập: Thứ sáu, 19/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Tê tay khi ngủ hoặc khi vừa thức dậy là tình trạng mà không ít người gặp phải. Triệu chứng này do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng thường bị mọi người bỏ qua vì nghĩ rằng đây không phải là vấn đề nghiêm trọng. Liệu điều đó có đúng không? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết được các nguyên nhân gây tê tay khi ngủ và biện pháp khắc phục.

 

Tê tay khi ngủ nguyên nhân do đâu?

Tê tay khi ngủ nguyên nhân do đâu?

 

Tê tay khi ngủ do nguyên nhân gì?

   Tê tay là tình trạng các ngón tay hoặc cả bàn tay bị tê cứng, ngứa ran giống như kiến bò hoặc kim đâm, khiến bạn khó cử động hoặc cầm nắm. Triệu chứng này xảy ra do các rễ thần kinh bị tác động chèn ép trong thời gian dài. Tê tay khi ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra như:

Thiếu vitamin B

   Vitamin B là một vitamin thiết yếu của cơ thể, giữ một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, các hoạt động và sự phát triển của hệ thần kinh.

   Người già, người ăn chay, người bị rối loạn tiêu hóa,.. rất dễ bị thiếu hụt vitamin B gây tê bì chân tay, đặc biệt là tê tay khi ngủ.

Ngủ sai tư thế

   Thói quen gối đầu lên tay hoặc đè lên tay khi nằm nghiêng là nguyên nhân thường gặp nhất khiến bạn bị tê tay khi ngủ. Sở dĩ như vậy là do khi bạn nằm đè lên tay trong thời gian dài, máu lưu thông kém đồng thời dây thần kinh bị tổn thương, tín hiệu thần kinh truyền dẫn đến tay bị tê liệt khiến tay bị tê bì, mất cảm giác.

   Nếu bạn bị tê tay do ngủ sai tư thế thì các triệu chứng này chỉ là tạm thời sẽ hết rất nhanh chỉ tầm sau vài phút.

 

Ngủ gối đầu lên tay là một nguyên nhân gây tê tay.

Ngủ gối đầu lên tay là một nguyên nhân gây tê tay.

 

Hội chứng ống cổ tay

   Tê tay khi ngủ hoặc khi vừa thức dậy có thể là triệu chứng ban đầu của hội chứng ống cổ tay. Hội chứng ống cổ tay là một bệnh lý do dây thần kinh giữa bị chèn ép ở đoạn chui qua ống cổ tay, khiến người bệnh gặp các triệu chứng như đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác vùng da bàn tay. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh này có thể dẫn đến yếu cơ bàn tay và cổ tay.

   Với bệnh nhân bị tê tay khi ngủ do hội chứng ống cổ tay, mang nẹp cổ tay ban đêm sẽ là phương pháp khắc phục đầu tiên được các bác sĩ khuyến cáo.

Tiểu đường

   Ở bệnh nhân tiểu đường không được kiểm soát tốt, lượng đường trong máu tăng cao trong một thời gian dài có khả năng làm tổn thương các dây thần kinh, khiến tốc độ dẫn truyền thần kinh kém, gây ra triệu chứng tê bì chân tay.

   Ngoài ra, đường huyết cao còn làm tăng độ nhớt trong máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa, tắc nghẽn mạch, khiến quá trình lưu thông máu và dẫn truyền các chất dinh dưỡng đến mô cơ và hoạt động của dây thần kinh bị suy giảm. Đây là nguyên nhân khiến các chi bị tê buốt như kim chích.

  Không chỉ gây tê tay khi ngủ, biến chứng thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường có thể dẫn đến rối loạn cảm giác hoặc mất cảm giác hoàn toàn ở khu vực dây thần kinh bị tổn thương.

   Để kiểm soát biến chứng thần kinh ở bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần kiểm soát glucose trong máu, đồng thời ăn uống và tập thể dục điều độ. Sản phẩm BoniDiabet + là giải pháp cụ thể giúp bạn kiểm soát và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng trên thần kinh.

Các bệnh lý thần kinh ngoại biên

   Một nguyên nhân khác gây tê tay khi ngủ là các bệnh lý thần kinh ngoại biên. Đây là tình trạng dây thần kinh ở các chi, bao gồm ngón tay và bàn tay bị tổn thương, gây cảm giác tê và đau ở tay.

   Bệnh lý thần kinh ngoại biên xảy ra là do hậu quả của các chấn thương, nhiễm trùng, bệnh lý chuyển hóa, di truyền hay tiếp xúc với hóa chất độc hại.

   Các bệnh lý này có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật (để giải phóng sự chèn ép của các khối u, thoát vị đĩa đệm,.. lên dây thần kinh ngoại biên). Đồng thời, bệnh nhân cần thay đổi lối sống như ngừng hút thuốc lá, rượu bia, ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên.

Đột quỵ

   Tê tay khi ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ. Triệu chứng tê bì chân tay do đột quỵ sẽ không kéo dài, chỉ diễn ra trong vòng 10 - 20 phút, đồng thời đi kèm với các triệu chứng như:

  • Đầu óc lẫn lộn.
  • Khó phát âm hoặc hiểu người khác.
  • Đột ngột nhìn mờ ở một hoặc cả hai mắt.
  • Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc đau đầu đột ngột.
  • Yếu hoặc tê tay chân đột ngột, đặc biệt là nếu chỉ ở một bên cơ thể.

   Nếu bạn hoặc người thân gặp phải những triệu chứng này, hãy liên hệ các dịch vụ y tế khẩn cấp ngay lập tức.

 

Tê tay khi ngủ khắc phục như thế nào?

   Cách khắc phục tình trạng tê tay khi ngủ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác bệnh lý và nguyên nhân dẫn đến tê bì chân tay khi ngủ. Bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị thích hợp theo từng nguyên nhân như dùng thuốc, vật lý trị liệu hay phẫu thuật,...

   Nếu bạn bị tê tay khi ngủ do ngủ sai tư thế hoặc muốn làm giảm tạm thời triệu chứng tê tay thì có thể tham khảo các phương pháp sau:

  • Thay đổi tư thế ngủ, không nằm gối đầu lên tay hoặc nằm đè lên tay hay gác tay lên trán.
  • Duy trì cột sống cổ thẳng trục cơ thể khi nằm ngủ. Bạn nên chọn gối có chiều cao phù hợp để tránh cột sống cổ lệch về một bên quá mức khi nằm nghiêng.
  • Thường xuyên xoa bóp tay, đặc biệt sau khi hoạt động nhiều nhằm giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Tránh gập khuỷu tay nhỏ hơn 30o. Nếu bạn không kiểm soát được điều này khi ngủ bạn có thể cân nhắc việc nẹp khăn bông vùng khuỷu tay.
  • Sử dụng nẹp cổ tay nếu cần thiết.
  • Ngâm tay trong nước ấm, đây là phương pháp giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm nguy cơ tê bì tay chân.
  • Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch, tiểu đường,... giảm nguy cơ tê tay khi ngủ do những nguyên nhân trên.
  • Uống đủ nước giúp tăng cường tuần hoàn máu, chống hiện tượng máu đông.

 

Bạn có thể nẹp cổ tay để giảm tê tay.

Bạn có thể nẹp cổ tay để giảm tê tay.

 

   Trên đây là những nguyên nhân gây ra tê tay khi ngủ và một số biện pháp khắc phục tại nhà. Nếu bạn thường xuyên bị tê tay với nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác đi kèm thì tốt nhất bạn nên đến các trung tâm y tế để được khám và điều trị kịp thời. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Bụng phình to căng cứng là bệnh gì? Làm sao để cải thiện?

Bụng phình to căng cứng là bệnh gì? Làm sao để cải thiện?
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà