Mục lục [Ẩn]
Trước đây, ung thư là căn bệnh “vô phương cứu chữa”. Nhưng ngày nay, nhờ y học hiện đại mà một số trường hợp ung thư có thể được chữa khỏi (Tùy vào giai đoạn bệnh, loại ung thư, thể trạng người bệnh, phương pháp điều trị…) Vậy ung thư phổi có chữa được không? Nếu chữa được thì là trường hợp nào? Nếu không chữa được thì thời gian sống còn lại là bao nhiêu? Đọc và tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé.
Ung thư phổi có chữa được không?
Ung thư phổi là gì?
Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc tế bào phân chia và nhân lên mất kiểm soát. Các tế bào tăng sinh tạo thành các khối u ác tính. Chúng xâm lấn những mô lân cận hoặc di chuyển đến cơ quan khác (di căn) và gây tử vong.
Ung thư phổi là bệnh ung thư mà tế bào ung thư xuất hiện và phát triển tại phổi, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư trên thế giới.
Ung thư phổi có chữa được không?
Ung thư phổi có chữa được không phụ thuộc nhiều vào các yếu tố sau:
- Loại ung thư phổi: Ung thư phổi được phân làm hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và loại tế bào không nhỏ (NSCLC). Trong đó, SCLC tuy chiếm tỷ lệ thấp hơn (chỉ khoảng 15%) nhưng lại nguy hiểm hơn rất nhiều bởi các khối u phát triển và lan rộng rất nhanh, tỷ lệ điều trị khỏi gần như bằng 0.
- Giai đoạn phát triển của bệnh: Tiến triển của bệnh ung thư phổi được phân làm các giai đoạn khác nhau. Khi được phát hiện ở giai đoạn sớm, khả năng chữa khỏi sẽ cao hơn rất nhiều so với việc phát hiện khi ung thư phổi đã chuyển sang giai đoạn nặng.
- Phương pháp điều trị: Các phương pháp điều trị ung thư là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và điều trị trúng đích. Việc lựa chọn phương pháp điều trị dựa trên phân loại, giai đoạn của bệnh, thể trạng bệnh nhân và một phần vào việc bệnh nhân có muốn điều trị hay không (chi phí điều trị ung thư rất cao). Mục tiêu của các phương pháp điều trị cũng khác nhau đối với từng giai đoạn:
- Mục tiêu trị khỏi: Khối u và các tế bào mang gen bệnh sẽ biến mất hoàn toàn mà không tái phát.
- Mục tiêu kiểm soát: Ngăn bệnh tiến triển, không để bệnh di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, kéo dài thời gian sống cũng như giữ chất lượng cuộc sống tốt nhất cho người bệnh. Mục tiêu này được áp dụng với trường hợp bệnh không thể trị khỏi.
- Mục tiêu giảm nhẹ: Khi bệnh không thể chữa khỏi và kiểm soát thì mục tiêu điều trị chỉ là giảm nhẹ triệu chứng để cải thiện chất lượng cuộc sống tối đa cho người bệnh.
- Thể trạng của bệnh nhân: Các phương pháp điều trị có thể áp dụng được hay không phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe toàn thân của bệnh nhân. Bởi các phương pháp hóa trị, xạ trị... cũng gây độc cho các tế bào lành. Cơ thể người bệnh cần đủ khỏe để vượt qua và phục hồi sau những lần điều trị đó. Nếu không, cơ thể sẽ bị đánh bại bởi các phương pháp điều trị chứ không phải do bệnh ung thư.
Để nắm rõ hơn, bạn cần biết được ung thư phổi được phân loại và chia giai đoạn như thế nào.
Phân loại và các giai đoạn của ung thư phổi
Phân loại ung thư phổi
Ung thư phổi được phân làm hai loại chính là:
- Ung thư phổi tế bào không nhỏ (NSCLC): NSCLC chiếm khoảng 80% trên tổng số ca ung thư phổi. Dựa vào vị trí, tốc độ phát triển...mà NSCLC được phân thành các phân loại nhỏ hơn là ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào lớn.
- Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC): Các tế bào ung thư phổi của loại này có kích thước rất nhỏ, chủ yếu chứa các hạt nhân. Vì kích thước nhỏ nên chúng dễ dàng di căn đến các cơ quan khác. Tuy chỉ chiếm khoảng 15% - 20% nhưng đây lại là loại ung thư phổi nguy hiểm nhất vì có tốc độ phát triển và di căn rất nhanh, tiên lượng bệnh rất xấu.
Phân loại ung thư phổi
Các giai đoạn của ung thư phổi
Mỗi loại ung thư phổi được chia làm các giai đoạn khác nhau.
Ung thư phổi tế bào không nhỏ (NSCLC): Theo giai đoạn, dựa vào kích thước khối u (kích thước tăng dần được ký hiệu từ Tx, T0, Tis, T1, T1a, T1b, T2...T4), di căn hạch (Nx, N0, N1, N2, N3 ), di căn xa (Mx, M0, M1a, M1b) mà phân loại thành các giai đoạn: IA, IB, IIA, IIB, IIIA, IIIB và giai đoạn IV:
Mức độ nghiêm trọng của bệnh tăng lên từ giai đoạn IA, IB và nghiêm trọng nhất là giai đoạn IV. Dựa vào giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh, lợi ích - nguy cơ và đưa ra các phương án điều trị thích hợp cho từng giai đoạn bệnh.
Ung thư phổi tế bào nhỏ được phân làm giai đoạn khu trú và giai đoạn lan tràn. Giai đoạn khu trú thường không có biểu hiện, tỷ lệ phát hiện bệnh ở giai đoạn này là rất thấp (chưa đến 30%). Ở giai đoạn lan tràn, các tế bào ung thư phát triển rất nhanh, xâm lấn sang phần phổi còn lại hoặc di căn sang các cơ quan khác. Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân SCLC giai đoạn lan tràn chỉ nhằm làm giảm nhẹ các triệu chứng do bệnh và giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Tiên lượng của từng giai đoạn của ung thư phổi
Nhìn chung, ung thư phổi là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất. Tỷ lệ chữa khỏi ung thư phổi rất thấp, tiên lượng bệnh cũng thường chỉ được đánh giá dựa trên thời gian sống thêm 5 năm ở từng bệnh nhân.
Tỷ lệ bệnh nhân NSCLC có thời gian sống thêm 5 năm
Tỷ lệ bệnh nhân SCLC có thời gian sống thêm 2 năm
Có thể thấy, khi NSCLC đã chuyển sang giai đoạn IV, tỷ lệ bệnh nhân sống có thể sống trên 5 năm chỉ là 4%. Trong khi đó, bệnh nhân SCLC giai đoạn lan tràn thì thời gian sống thêm 2 năm cho dù có điều trị hóa chất cũng chưa đến 3%. Những trường hợp phát hiện sớm ở bệnh nhân NSCLC có tỷ lệ sống thêm 5 năm cao hơn rất nhiều. Chính vì vậy, phát hiện sớm ung thư phổi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ung thư phổi có chữa được không.
Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư phổi
Đại đa số các trường hợp ung thư phổi ở nước ta đều phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Nguyên nhân là do bệnh có những dấu hiệu rất mờ nhạt, thậm chí không có dấu hiệu tại phổi mà chỉ có các triệu chứng tại các cơ quan mà khối u di căn. Để phát hiện sớm bệnh ung thư phổi, trước hết cần nắm được một số biểu hiện nhận biết của bệnh và những đối tượng có nguy cơ cao.
Những dấu hiệu nhận biết ung thư phổi
- Ho khan hoặc ho có đờm, dùng thuốc giảm ho long đờm đáp ứng kém hoặc không có tác dụng.
- Ho ra máu.
- Khó thở, tức ngực
- Khàn tiếng, nuốt nghẹn, hay nấc
- Ăn không ngon, người mệt mỏi, sụt cân bất thường.
- Hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản.
Cần lưu ý rằng, khi có một trong những biểu hiện trên, bạn có thể mắc một bệnh khác không phải ung thư phổi. Nếu là ung thư phổi, bệnh có thể đã chuyển sang giai đoạn muộn. Bạn cần đi khám sớm để có phương pháp điều trị thích hợp.
Những đối tượng nguy cơ cao
- Người hút thuốc lá : đây là đối tượng có nguy cơ ung thư phổi cao nhất.
- Người thường xuyên hít phải khói thuốc trong không khí .
- Người có công việc tiếp xúc với những chất gây ung thư phổi như chất phóng xạ, khí radon, bụi amiăng, bụi than,...
- Người sống tại nơi thường xuyên có không khí ô nhiễm (gần khu công nghiệp, các thành phố lớn, gần nhà máy nhiệt điện…) hay gia đình có thói quen đun nấu bằng bếp than, bếp củi.
- Người từng xạ trị hoặc hóa trị điều trị ung thư khác như ung thư vú...
- Người có người thân bị ung thư phổi.
- Người mắc các bệnh lý hô hấp mạn tính như viêm phế quản mạn, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Khi thuộc những đối tượng trên, bạn cần chú ý khám bệnh thường xuyên đồng thời có các biện pháp phòng ngừa ung thư ngay từ bây giờ.
Phòng ung thư phổi hiệu quả nhờ Fucoidan trong tảo nâu.
Fucoidan là một loại polysacarid có trong loài tảo nâu nổi tiếng. Chất này đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng tuyệt vời trong việc phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư phổi với nhiều cơ chế khác nhau:
- Fucoidan kích hoạt tế bào tiêu diệt tự nhiên NK (Natural killer cells): Tế bào NK là một thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư ngay từ đầu. Khi có quá nhiều các tác nhân gây bệnh và gây đột biến tế bào, việc kích hoạt tế bào NK sẽ ngăn chặn các tế bào đó tiến triển thành các khối u ác tính. Từ đó phòng ngừa ung thư hiệu quả.
- Chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các gốc tự do. Các gốc tự do chính nguyên nhân sinh ra tế bào ung thư.
- Điều hòa chu kỳ tế bào, thúc đẩy các tế bào ung thư chết theo chu trình.
- Ức chế sự hình thành mạch máu mới đến khối u, qua đó cắt đứt nguồn nuôi dưỡng tế bào ung thư.
Tác dụng phòng ngừa ung thư của Fucoidan đã được nghiên cứu và chứng minh bởi rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên toàn thế giới. Nổi bật đó là nghiên cứu của tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản: “Sử dụng Fucoidan mỗi ngày làm tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK. Từ đó giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả”.
Fucoidan được chiết xuất từ loài tảo nâu nổi tiếng của Nhật Bản
BoniDetox - Bí quyết phòng ngừa ung thư phổi từ đến từ Mỹ
BoniDetox được nhập khẩu từ Mỹ, là giải pháp hoàn hảo trong việc phòng ngừa ung thư phổi, đặc biệt với những người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao.
Thành phần chính của BoniDetox là Fucoidan chiết xuất từ loài tảo nâu. Không chỉ vậy, trong BoniDetox còn chứa rất nhiều thảo dược tự nhiên khác như:
- Cúc tây, xuyên bối mẫu giúp bảo vệ phổi: Hai thảo dược này kết hợp với nhau làm tăng cường hoạt động của đại thực bào phế nang, tăng hoạt động của lông rung. Đây là hai yếu tố quan trọng, tạo nên lớp phòng thủ vững chắc giúp bảo vệ phổi tối đa trước các tác nhân gây bệnh.
- Hoàng cầm, Xuyên tâm liên, Cam thảo Italy, lá oliu giúp giải độc và làm sạch phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, chống oxy hóa… Từ đó, khắc phục được hậu quả do bụi bẩn, các chất độc hại, vi khuẩn, virus gây ra.
- Lá bạch đàn, bồ công anh, tỳ bà diệp: giúp giảm ho, long đờm, chống viêm, kháng khuẩn, giãn phế quản, làm thông thoáng đường thở. Từ đó giúp cải thiện triệu chứng của các bệnh lý đường hô hấp khi phổi bị nhiễm độc bởi các bụi bẩn, chất độc hại...
Với thành phần toàn diện như trên, BoniDetox chính là giải pháp tối ưu giúp phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả đồng thời tăng cường bảo vệ, làm sạch, giải độc phổi, phục hồi tế bào phổi bị tổn thương do các tác nhân từ môi trường.
BoniDetox là giải pháp hoàn hảo giúp lá phổi khỏe mạnh
BoniDetox được sản xuất tại Mỹ bởi nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP
BoniDetox được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là sản phẩm của tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals - Tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới.
BoniDetox được sản xuất tại nhà máy J&E International. Nhà máy này đã đạt tiêu chuẩn cGMP của Mỹ và WHO. Đây là tiêu chuẩn khắt khe về sản xuất, nhằm đảm bảo chất lượng từ nguyên liệu đầu vào, nhà máy thiết bị, quy trình sản xuất đến chất lượng sản phẩm.
Tại đây, BoniDetox được sản xuất bởi công nghệ bào chế microfluidizer. Đây là công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay, giúp các thành phần thảo dược của BoniDetox tồn tại với kích thước siêu nano (<70nm). Nhờ vậy, sinh khả dụng có thể lên tới 100%. Khi đó, hiệu quả đạt được là cao nhất.
BoniDetox được khuyên dùng bởi các chuyên gia đầu ngành
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa Đông y bệnh viện Trung ương quân đội 108: “Trong một số trường hợp nhất định, ung thư phổi có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, vì triệu chứng rất mờ nhạt nên phần lớn các trường hợp khi phát hiện, bệnh đều đã ở giai đoạn nặng nên khả năng điều là rất khó”.
“Vì vậy, cách tốt nhất là phòng bệnh ngay từ bây giờ, đặc biệt những người có nguy cơ cao. Tôi luôn ưu tiên lựa chọn sản phẩm BoniDetox của Mỹ. Trong BoniDetox có chứa Fucoidan và rất nhiều thảo dược khác, giúp giải độc phổi và tăng cường miễn dịch, đặc biệt là kích hoạt lại tế bào tiêu diệt tự nhiên NK. Từ đó giúp phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả.”
“Một điều nữa khiến tôi đặt niềm tin tại BoniDetox là bởi sản phẩm này đã đạt các tiêu chuẩn tại Mỹ, được cấp phép phân phối rộng rãi và xuất khẩu ra toàn thế giới. Mỹ là thị trường vô cùng khắt khe về các sản phẩm trước khi được lưu hành ra thị trường, đặc biệt là các sản phẩm bảo vệ sức khỏe”.
“Để đạt được hiệu quả cao nhất, người bệnh cần dùng BoniDetox với liều từ 2 đến 4 viên/ngày, chia làm 2 lần và uống đều đặn hàng ngày. Sản phẩm có thành phần từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, không gây bất kỳ tác dụng bất lợi nào. Vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng lâu dài”
Trên đây là câu trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi: “Ung thư phổi có chữa được không?”. Ung thư phổi có thể chữa được trong một số ít trường hợp. Cách tốt nhất đó chính là phòng ngừa ngay từ bây giờ. Và BoniDetox chính là lựa chọn hoàn hảo nhất của bạn.
Xem thêm:
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD nên ăn gì? Lời khuyên từ chuyên gia
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD giai đoạn 4 (giai đoạn cuối), những điều cần biết!