Mục lục [Ẩn]
“Lucky fish” - đây là tên của một con cá thần kỳ đã cứu hàng ngàn người dân Campuchia thoát khỏi tình trạng thiếu máu do thiếu sắt vào năm 2008. Đây có thể là một câu chuyện cũ nhưng giá trị của nó chưa bao giờ lỗi thời. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về con cá sắt này, cũng như tình trạng thiếu máu thiếu sắt nhé!
Con cá đã cứu hàng ngàn người dân Campuchia khỏi thiếu máu thiếu sắt
Câu chuyện về con cá giúp đẩy lùi tình trạng thiếu máu thiếu sắt
Vào năm 2008, thế giới có đến hơn 2 tỷ người bị thiếu máu thiếu sắt. Trong đó, Campuchia là đất nước có tỷ lệ mắc rất cao, với gần 50% phụ nữ và trẻ em bị thiếu máu thiếu sắt.
Vốn dĩ, vấn đề này có thể được khắc phục nhờ các viên thuốc bổ sung sắt, song chúng lại khá đắt đỏ với đa số người dân Campuchia, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
Cứ như vậy, đa phần trẻ em tại đây đều rất nhỏ bé, yếu ớt, thấp còi, thậm chí là chậm phát triển trí não. Phụ nữ thì mệt mỏi, không thể lao động và phải đối diện với những biến chứng nghiêm trọng trước và sau khi sinh con, như xuất huyết.
May mắn, cuộc đời của những người dân này đã bước sang một trang mới khi gặp được tiến sĩ người Canada - Christopher Charles. Ông nhận thấy rằng, những nơi mà người dân sử dụng nồi bằng gang có tỷ lệ thiếu máu thấp hơn so với những nơi khác. Điều này đã cho ông một ý nghĩ về việc sắt từ chiếc nồi đã đi vào trong đồ ăn và giúp khắc phục tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có điều kiện để sử dụng những chiếc nồi như vậy. Do đó, ông đã làm ra những chiếc đĩa bằng sắt, rồi bông hoa sen bằng sắt để thay thế cho chúng, nhưng người dân đều không mấy mặn mà.
Sau khi được những người lớn tuổi trong làng góp ý, Charles tạo ra những con cá bằng sắt, vì đây được coi là biểu tượng của may mắn, sức khỏe và sự hạnh phúc. Điều này đã thực sự thành công khi con cá này giúp cho hơn 1 nửa số người dân thoát khỏi tình trạng thiếu máu thiếu sắt sau 12 tháng.
Con cá này có giá thành rẻ, sử dụng được trong vòng vài năm và rất dễ dùng. Người dân chỉ cần đun sôi những con cá sắt hoặc nấu với súp trong 10 phút để sắt được giải phóng, sau đó vắt thêm vào đó một chút chanh. Một con cá dài 7,6 cm, nặng 200g có thể cung cấp đến 75% nhu cầu về chất sắt hằng ngày cho một người lớn.
Con cá sắt Lucky Fish giúp đẩy lùi tình trạng thiếu máu thiếu sắt
Các thử nghiệm lâm sàng tiếp tục được thực hiện từ 9/2008 đến 2/2009 và kết quả cho thấy, nồng độ sắt trong máu của những người có dùng con cá bằng sắt đã tăng lên trong vòng ít nhất là 3 tháng.
Sau đó, những con cá sắt này được sản xuất hàng loạt với giá chỉ từ 1,2 - 4 đô la. Khoảng 2.500 con cá đã đến tay các gia đình tại Campuchia. Khoảng 9000 con cá đã được chuyển đến các bệnh viện, tổ chức phi chính phủ tại quốc gia này. Trong 5 tháng đầu năm 2014, 11.000 con cá khác đã được đưa tới các tổ chức phi chính phủ để cải thiện sức khỏe do thiếu dinh dưỡng tại các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh thiếu hụt dinh dưỡng, cũng có rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến thiếu máu thiếu sắt. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về điều này trong phần dưới đây nhé.
Các nguyên nhân gây ra thiếu máu thiếu sắt
Bên cạnh việc thiếu hụt dinh dưỡng, một số tình trạng khác cũng có thể gây thiếu máu thiếu sắt là:
- Trẻ sinh non, nhẹ cân, trẻ hấp thu kém.
- Người nghiện rượu, lạm dụng rượu.
- Người bị viêm dạ dày, viêm ruột, phải cắt một đoạn ruột.
- Người bị mất máu do loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mãn tính dẫn đến xuất huyết, polyp đại tràng, ung thư đại tràng, phụ nữ ra nhiều kinh nguyệt, chấn thương,...
- Mắc một số bệnh đường ruột gây rối loạn tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thụ sắt.
- Người nhiễm ký sinh trùng đường ruột, sốt rét, nhiễm khuẩn,...
Khi bị thiếu máu thiếu sắt, bạn sẽ gặp phải một số dấu hiệu như: rụng tóc, gãy móng, tim đập nhanh, dễ căng thẳng, mệt mỏi, giảm trí nhớ, khó tập trung, miễn dịch kém, dễ mắc bệnh,...
Cách khắc phục tình trạng thiếu máu thiếu sắt
Hiện nay, điều kiện sống của chúng ta phát triển vượt bậc, những con cá sắt đã không còn được sử dụng nhiều như trước. Thay vào đó, chúng ta có nhiều cách khác nhau để giúp khắc phục tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Những cách này có thể kể đến như:
Sử dụng các loại thực phẩm giàu sắt
Các loại thực phẩm giàu sắt gồm có:
- Động vật có vỏ như: trai, sò, ốc, nghêu,...
- Gan bò, gan lợn.
- Thịt lợn, cừu, dê, bò, gà tây, cá,...
- Rau bina và các loại đậu (đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu nành,...).
- Diêm mạch, hạt bí ngô, bông cải xanh,...
- Sô cô la đen.
Bên cạnh đó, bạn hãy sử dụng thêm cả những loại thực phẩm giàu vitamin C, acid folic, vitamin B12,... để giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, và tạo hồng cầu.
Gan bò, gan lợn chứa rất nhiều sắt
Bổ sung các chế phẩm chứa sắt
Hiện nay, có nhiều chế phẩm khác nhau giúp bổ sung sắt được bào chế dưới dạng viên nén, truyền tĩnh mạch hoặc dung dịch uống. Để có tác dụng tốt nhất, bạn nên lựa chọn thuốc dạng dung dịch uống có chứa sắt III (sắt hữu cơ) vì chúng dễ hấp thu hơn, ít bị dư thừa và không gây táo bón.
Truyền máu
Phương pháp này được sử dụng rất hạn chế, chỉ khi người bệnh bị thiếu máu nặng, mất bù mới được thực hiện.
Các phương pháp trên sẽ được kết hợp với khắc phục nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt để ngăn ngừa tình trạng này tái phát. Ví dụ như sử dụng sản phẩm BoniBaio + để giúp phòng ngừa biến chứng xuất huyết của viêm đại tràng mãn tính; hay sử dụng BoniAncol + để giúp bỏ rượu.
Để phòng ngừa thiếu máu sắt, bạn cũng nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên uống trà, cà phê ngay sau ăn, tẩy giun định kỳ,... Đối với trẻ lười ăn, biếng ăn, hấp thu kém, thường xuyên bị ốm, bạn có thể cho trẻ sử dụng BoniKiddy +.
Phụ nữ có thai nên bổ sung là 60mg sắt và 400µg acid folic mỗi ngày trong suốt thời kỳ mang bầu. Liều lượng này cũng được duy trì trong vòng 3 tháng đầu sau sinh. Nếu không có thai, phụ nữ cũng nên bổ sung sắt định kỳ theo từng đợt 3 tháng, rồi nghỉ 3 tháng. Trẻ sơ sinh nên được nuôi bằng sữa mẹ trong những năm đầu đời để ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt.
Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Nếu cần được tư vấn về các bệnh viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, cách bỏ rượu,... bạn vui lòng gọi lên tổng đài miễn cước 18001044 trong giờ hành chính để được các dược sĩ giải đáp chi tiết nhé!
XEM THÊM: