Những sai lầm khi nâng cao chân ở người suy giãn tĩnh mạch

Cập nhập: Thứ hai, 06/11/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Là người bị suy giãn tĩnh mạch, chắc hẳn bạn đã từng được khuyên rằng, nên kê cao chân khi ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn đã làm như vậy nhưng không cảm thấy thoải mái, thậm chí còn đau tức, khó chịu hơn thì bạn nên theo dõi bài viết ngay sau đây. Bởi rất có thể, bạn đã mắc phải những sai lầm mà rất nhiều người cũng đang  gặp phải.

 

 Những sai lầm khi nâng cao chân ở người suy giãn tĩnh mạch

Những sai lầm khi nâng cao chân ở người suy giãn tĩnh mạch

 

Những lợi ích của việc kê cao chân với người bị suy giãn tĩnh mạch

   Nếu bạn cảm thấy khó chịu hơn khi kê cao chân, đừng vội từ bỏ thói quen này. Bởi khi kê chân đúng cách, bạn sẽ thu lại được những lợi ích tuyệt vời, đó là hỗ trợ giảm triệu chứng khó chịu của bệnh suy giãn tĩnh mạch hiệu quả.

   Khi kê cao chân đúng cách sao cho gót chân cao hơn tim, dưới tác động của trọng lực, máu trong tĩnh mạch sẽ chảy xuôi về tim, giảm bớt áp lực lên tĩnh mạch chân và giảm tình trạng ứ máu tại tĩnh mạch bị giãn. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch như đau, nhức, nặng mỏi, tê bì, sưng phù, khó chịu ở chân.

   Vậy kê cao chân như thế nào là đúng cách? Dưới đây là những bước kê cao chân khi nằm rất đơn giản:

  • Nằm trên giường hoặc mặt phẳng bất kỳ nào (như ghế dài, sofa…) sao cho đảm bảo lưng được thoải mái khi nằm.
  • Kê chân lên khoảng hai chiếc gối hoặc chiếc chăn dày, hoặc ghế kê cao chân dành cho người suy giãn tĩnh mạch sao cho gót chân cao hơn tim của bạn, đồng thời gót chân và bắp chân đều có điểm tựa (không chỉ kê mỗi phần gót chân).
  • Giữ chân ở tư thế này trong khoảng 15 phút, sau đó có thể thay đổi tư thế nằm khác rồi lặp lại mỗi lần 15 phút.

 

Kê cao chân khi ngủ mang lại nhiều lợi ích cho người bị suy giãn tĩnh mạch

Kê cao chân khi ngủ mang lại nhiều lợi ích cho người bị suy giãn tĩnh mạch

 

   Mặc dù cách thực hiện đơn giản như vậy nhưng rất nhiều người lại đang mắc phải những sai lầm khiến việc kê chân không có hiệu quả, thậm chí là gây ra các tác dụng ngược.

 

Những sai lầm khi kê cao chân ở người suy giãn tĩnh mạch

   Dưới đây là một số sai lầm thường mắc phải nhất khi kê cao chân mà bạn cần tránh:

Kê cao chân trong thời gian quá ngắn

   Nếu bạn chỉ kê cao chân trong khoảng thời gian ngắn, ví dụ như 30 giây-1 phút thì nó sẽ không thể mang lại lợi ích gì cho bạn. Việc kê cao chân phải thực hiện trong thời gian khoảng 15 -20 phút.

 Chỉ kê cao ở đầu gối

   Rất nhiều người mắc sai lầm nghiêm trọng là chỉ kê cao ở phần đầu gối, còn gót và bàn chân lại đặt xuống giường, tạo thành chữ V ngược. Đặc biệt, có những người kê đầu gối lên thành ghế, còn bắp và bàn chân buông thõng xuống. Điều này không chỉ khiến bệnh không cải thiện mà thậm chí còn làm tình trạng suy giãn tĩnh mạch nghiêm trọng hơn.

 

Các tư thế sai khi kê cao chân

Các tư thế sai khi kê cao chân

 

   Như đã trình bày ở trên, mục đích của việc kê cao chân đó là giúp máu có thể dễ dàng chảy xuôi từ chân về tim, giảm áp lực cho tĩnh mạch chân. Việc chỉ nâng cao chân ở đầu gối, đặc biệt là buông chân ra khỏi thành ghế dài sẽ có thể cản trở sự lưu thông máu ở cẳng chân, khiến máu kém lưu thông và ứ lại, làm bệnh suy giãn tĩnh mạch trầm trọng hơn. Vì vậy, khi kê chân, hãy đảm bảo bàn chân, gót chân và bắp chân của bạn đều được nâng lên và phải cao hơn đùi một chút.

Kê chân không đủ cao

   Nguyên tắc quan trọng bạn cần nhớ đó là kê làm sao cho chân của bạn cao hơn tim. Bình thường, khi bạn đứng, ngồi, hoặc đi lại sẽ khiến tĩnh mạch và tim phải hoạt động liên tục để giúp máu chảy về tim ngược theo chiều của trọng lực.

    Khi bạn nằm xuống và kê chân cao hơn so với tim thì bạn sẽ lợi dụng được tác dụng của trọng lực, giúp máu dễ dàng chảy xuôi về tim, giảm áp lực cho tĩnh mạch. Vì vậy, nếu để gót và bắp chân không đủ cao thì việc kê chân của bạn dường như là vô ích.

 

 Kê chân không đủ cao khiến bạn không thu được hiệu quả cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch

Kê chân không đủ cao khiến bạn không thu được hiệu quả cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch

 

Để chân thẳng hoàn toàn

   Nếu trong lúc kê chân, việc bắp chân và đùi tạo thành 1 đường thẳng, không có độ cong ở đầu gối thì đây cũng là sai lầm cần sửa. Điều này có thể xảy ra khi bạn mua 1 loại gối kê chân có độ nghiêng là 1 đường thẳng, hoặc kê chân thẳng  lên tường hoặc tay vịn của ghế dài.

    Việc để chân thẳng như vậy khiến cho chân bị căng ra, tạo áp lực cho cơ và đầu gối, thậm chí còn khiến bạn bị đau. Điều này đặc biệt không tốt ở những người cao tuổi và đang gặp vấn đề về khớp gối.

   Vì vậy, bạn hãy kê chân làm sao cho đầu gối hơi uốn cong một chút để tạo sự thoải mái và thu được hiệu quả tốt nhé. 

 

Hãy kê đầu gối hơi cong để tránh đau nhức, căng cơ

Hãy kê đầu gối hơi cong để tránh đau nhức, căng cơ

 

Chỉ kê cao chân khi ngủ

   Tương tự như việc tập thể dục và có chế độ ăn hợp lý, việc kê cao chân phải thực hiện thường xuyên thì mới thu được hiệu quả tốt nhất.

   Vì vậy, hãy nâng cao chân của bạn 3-4 lần/ngày. Không chỉ trong lúc ngủ, mà hãy thực hiện phương pháp này ngay cả khi đang xem tivi hoặc nằm nghỉ ngơi trên ghế dài.

Không kết hợp kê cao chân với các phương pháp điều trị khác

   Thật sai lầm nếu bạn nghĩ rằng, chỉ cần kê cao chân đúng cách thì bệnh suy giãn tĩnh mạch sẽ bị đẩy lùi. Tuy rằng, phương pháp này mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, nhưng để kiểm soát bệnh, bạn cần kết hợp thêm các biện pháp khác như:

  • Sử dụng các sản phẩm đường uống có tác dụng làm tăng độ bền, độ đàn hồi và co thành tĩnh mạch bị giãn. Gợi ý tốt nhất dành cho bạn đó là dùng BoniVein + của Mỹ với liều 4-6 viên/ngày. Sau 2-3 tuần, tình trạng đau, nhức, nặng, mỏi, tê bì, chuột rút, sưng phù chân do suy giãn tĩnh mạch đã giảm rõ rệt. Sau 3 tháng, tĩnh mạch co vào tốt, giảm phồng và mờ dần.
  • Kết hợp với các lưu ý khác trong sinh hoạt như:
  1. Không đi giày, dép cao gót, không mặc quần bó sát ống.
  2. Không ngồi quá lâu, đứng nhiều hay đi lại liên tục.
  3. Không bê vác đồ nặng.
  4. Giảm cân nếu béo phì.
  5. Không xoa cao dầu nóng, rượu nóng, không ngâm chân nước nóng.
  • Tăng cường tập các bài tập, tập thể dục tốt cho suy giãn tĩnh mạch như đạp xe đạp trên không, đạp xe, bơi lội.
  • Giữ tinh thần thoải mái.
  • Áp dụng 5 nguồn sinh lực của cuộc sống để nâng cao sức khỏe tổng thể, từ đó giúp cải thiện bệnh hiệu quả hơn. Để biết 5 nguồn sinh lực đó là gì, mời bạn theo dõi bài viết tại đây.

 

Sản phẩm BoniVein

Sản phẩm BoniVein +

 

   Khi kê cao chân đúng cách và thực hiện đồng thời các phương pháp trên, bệnh suy giãn tĩnh mạch sẽ dần được cải thiện hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Hướng dẫn cách xử trí vết loét chân do suy giãn tĩnh mạch

Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn các cách xử trí khi có vết loét và cách kiểm soát căn bệnh suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. Các bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Những môn thể thao mà người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân không nên bỏ qua

Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày những môn thể thao có lợi cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, mời các bạn cùng đón đọc!    

Cảnh báo: Suy giãn tĩnh mạch chân có thể gây biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu nguy hiểm

   Không chỉ gây ra những triệu chứng bệnh khó chịu mà căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chân còn tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình là huyết khối tĩnh mạch sâu. Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Sự nguy hiểm của biến chứng suy giãn tĩnh mạch chân và cách phòng ngừa hiệu quả

Biến chứng suy giãn tĩnh mạch chân nguy hiểm như thế nào? Cần làm gì để cải thiện bệnh và phòng ngừa hiệu quả biến chứng đó? Mời các bạn cùng tìm hiểu đáp án chính xác nhất ở bài viết ngay sau đây!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Làm thế nào để ngăn ngừa vết bầm tím do giãn tĩnh mạch?

Làm thế nào để ngăn ngừa vết bầm tím do giãn tĩnh mạch?

Ở người bị suy giãn tĩnh mạch, ngoài các triệu chứng như đau, nhức, nặng, mỏi, tê bì, chuột rút, sưng phù thì họ còn dễ có những vết bầm tím dưới da ngay cả khi chỉ va chạm nhẹ.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi