6 nguyên tắc trong chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

Cập nhập: Thứ tư, 19/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Sau khi bị tai biến mạch máu não là khoảng thời gian đầy khó khăn và thử thách đối với người bệnh cũng như người nhà của họ. Việc chăm sóc tận tình và đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người bệnh khắc phục di chứng, phục hồi chức năng tốt hơn. Và bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm được 6 nguyên tắc quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc người bệnh, cùng theo dõi ngay nhé!

 

Chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

Chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não như thế nào?

 

Sau tai biến mạch máu não, bệnh nhân cần được chăm sóc đặc biệt

    Tai biến mạch máu não (đột quỵ não) là tình trạng mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc vỡ đột ngột mà không do chấn thương sọ não, có thể xảy ra ở cả động mạch, tĩnh mạch hoặc mao mạch.

    Đây là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, dễ gặp ở người thừa cân, béo phì, nghiện rượu và/hoặc thuốc lá, ít vận động, bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao, người có biến chứng huyết khối của suy giãn tĩnh mạch, người thường xuyên căng thẳng, lo lắng hoặc tiền sử gia đình có người từng bị tai biến.

    Chỉ một thời gian ngắn sau khi bị tai biến mạch máu não, nếu không được điều trị kịp thời thì người bệnh rất dễ bị tử vong. Trong trường hợp cứu được thì bệnh cũng để lại nhiều di chứng nặng nề, các chức năng cơ thể bị rối loạn:

  • Rối loạn vận động, liệt, nằm một chỗ, nhiễm trùng.
  • Teo cơ, cứng khớp.
  • Rối loạn về đại tiểu tiện.
  • Rối loạn nói và nuốt.
  • Gặp khó khăn trong giao tiếp và ăn uống.
  • Rối loạn cảm xúc: Người bệnh thường khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, dễ dẫn đến trầm cảm.

 

Người bị tai biến mạch máu não

Người bị tai biến mạch máu não có khả năng cao phải nằm liệt giường

 

     Những di chứng trên khiến người bệnh gặp phải những vấn đề nghiêm trọng như loét (do gặp khó khăn trong việc vệ sinh cá nhân, nằm 1 chỗ quá lâu gây hoại tử), suy dinh dưỡng (do không đảm bảo ăn uống), tâm trạng chán nản, trầm cảm (do không thể vận động, phụ thuộc vào người nhà)...

    Vì vậy, để giúp người bệnh có thể duy trì sự sống, ngăn chặn tai biến mạch máu não tái phát, cải thiện chất lượng cuộc sống và dần dần phục hồi chức năng thì ngoài sự nỗ lực của bệnh nhân và các thuốc điều trị thì rất cần đến sự kiên trì và hỗ trợ tích cực của người thân trong thời gian dài.

 

6 nguyên tắc trong chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

    Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não, bạn cần lưu ý: 

Chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

    Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý cho bệnh nhân là nguyên tắc đầu tiên khi chăm sóc người sau tai biến mạch máu não. Điều này giúp phòng ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh nhanh lành và hỗ trợ phòng bệnh tái phát. Những lưu ý về chế độ ăn cho người bệnh là:

  • Khẩu phần ăn cần đáp ứng đủ nhu cầu về chất béo, protein, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
  • Thức ăn phải dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa.
  • Khẩu phần ăn cần giảm muối, đường và nước. Với bệnh nhân có bệnh lý mắc kèm như suy tim, suy thận, tiểu đường thì chế độ ăn cần tham khảo và tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ về lượng muối, nước và đường.
  • Cần phân bố đều 3 - 4 bữa/ngày gồm bữa chính và bữa nhẹ, mỗi bữa không nên cho người bệnh ăn quá no.
  • Không để người bệnh ăn thức ăn lên men, gây kích thích như gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê…
  • Tránh các loại thức ăn chế biến sẵn nhiều muối như dưa, cà, hành muối, bánh mỳ, thịt hun khói, pate, xúc xích...

 

Chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân

Chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

 

Hỗ trợ trong chế độ sinh hoạt và tập luyện cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

    Với bệnh nhân sau tai biến, việc vận động của họ gặp rất nhiều khó khăn, đa số phải nằm liệt giường. Nếu có khả năng phục hồi, người bệnh sẽ cần tập luyện tích cực để lấy lại cảm giác và có thể vận động nhẹ nhàng trở lại. Nếu không có khả năng phục hồi chức năng vận động, người bệnh nằm liệt giường dễ bị loét, hoại tử. Vì vậy, người nhà cần chú ý:

  • Cứ cách 2 giờ, bệnh nhân cần được đổi tư thế nằm để chống loét, hoại tử.
  • Người nhà cần thường xuyên xoa bóp các bắp cơ, khớp chân, khớp tay để máu lưu thông tốt hơn, tránh tình trạng cứng khớp và teo cơ.
  • Tùy vào mức độ di chứng liệt, người nhà cần tích cực hỗ trợ giúp bệnh nhân tập luyện và vận động hằng ngày để phục hồi chức năng. Mỗi ngày nên tập 2 – 3 lần và tiếp tục duy trì kể cả khi các di chứng đã được khắc phục.

 

Hỗ trợ trong chế độ sinh hoạt và tập luyện

Hỗ trợ trong chế độ sinh hoạt và tập luyện cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

 

Chăm sóc vệ sinh cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

    Người bệnh sau tai biến thường sẽ không thể tự vệ sinh cá nhân nên họ cần đến sự hỗ trợ tích cực từ người thân. Những lưu ý khi chăm sóc người bệnh là:

  • Tắm và vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân cần thực hiện ở phòng kín gió, nhiệt độ không khí ấm, nước ấm từ 37-45oC, sàn nhà tắm ít trơn trượt.
  • Không nên tắm cho bệnh nhân vào buổi tối, không nên tắm quá lâu (thời gian tắm chỉ từ 5-7 phút).
  • Luôn giữ da người bệnh sạch sẽ, khô thoáng và tránh lở loét. Sau khi tắm, cần lau khô người rồi mới mặc quần áo cho bệnh nhân.
  • Dùng tã chuyên dụng dùng 1 lần cho người lớn, cố gắng thay tã và rửa sạch sẽ ngay sau khi người bệnh đi vệ sinh. Hoặc bạn cho người bệnh đi vệ sinh vào bô kịp thời.
  • Huấn luyện cho bệnh nhân khi có ý muốn đại tiện hoặc tiểu tiện bằng cách tạo ra một số khẩu lệnh để được hỗ trợ kịp thời.

Lưu ý về giường nằm cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

Sau tai biến, đa số thời gian của người bệnh là nằm trên giường. Một số lưu ý về giường nằm cho người bệnh là:

  • Dùng đệm hơi hoặc đệm nước trong trường hợp người bệnh có liệt chi.
  • Đệm và giường phải bằng phẳng.
  • Giường cần có thanh chắn để bệnh nhân không bị té ngã.
  • Đầu giường có thể nâng cao được.
  • Chuẩn bị sẵn gối để chống đỡ và cố định phần lưng, đầu khi nằm nghiêng và chêm lót những vùng tì đè có nguy cơ lở loét da.
  • Bố trí  giường ở nơi thoáng mát, có ánh nắng mặt trời, không ẩm thấp và tránh gió lùa.

Chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

     Người bệnh sau tai biến thường khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, đồng thời vì đối mặt với tình trạng bị liệt, rối loạn ngôn ngữ nên họ rất dễ rơi vào trầm cảm, tâm trạng chán nản, u uất, đồng thời mặc cảm, thấy mình vô dụng khi sinh hoạt phải lệ thuộc vào người khác.

    Tâm lý không tốt sẽ khiến người bệnh chán ăn, không có động lực cố gắng để phục hồi chức năng, thậm chí là muốn tự tử.

   Lúc này, người nhà cần giúp bệnh nhân lạc quan, vui vẻ hơn bằng cách động viên, hỗ trợ để họ tự chăm sóc, có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ để người bệnh tự ăn uống, vệ sinh. Điều này sẽ giúp người bệnh cảm thấy bớt cảm giác phụ thuộc và có ích hơn.

Hỗ trợ bệnh nhân sau tai biến mạch máu não sử dụng thuốc và tái khám

    Đặc điểm của bệnh nhân có tiền sử tai biến mạch máu não là rất dễ tái phát, và khi tái phát sẽ nặng hơn lần đầu. Vì vậy, ngoài chăm sóc về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt sau tai biến thì người nhà cần cho bệnh nhân uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời tái khám theo lịch hẹn, khi hết thuốc hoặc khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. 

    Khi thực hiện theo các nguyên tắc trong chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não như trên, người bệnh sẽ giảm được nguy cơ gặp các biến chứng, khắc phục được di chứng, tăng cơ hội phục hồi. Hãy là người đồng hành kiên trì và tận tâm, giúp người bệnh vượt qua những ngày tháng khó khăn nhất này nhé!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

BoniVein + - Bí quyết từ Mỹ giúp lấy lại đôi chân khỏe mạnh cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch!

Bài viết dưới đây xin giới thiệu với bạn đọc một giải pháp đến từ Mỹ giúp lấy lại đôi chân khỏe mạnh cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch mang tên BoniVein +, mời các bạn cùng tìm hiểu!

Bị chuột rút thường xuyên do thiếu chất gì?

“Bị chuột rút thường xuyên do thiếu chất gì?” - đây là thắc mắc thường gặp của nhiều người. Trên thực tế, bên cạnh việc thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng thì vẫn còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn tới tình trạng bị chuột rút thường xuyên.

Bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên bơi lội không?

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nên bơi lội không? Bơi ảnh hưởng tốt hay xấu đến tình trạng bệnh? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!

4 bài tập thể dục chân cải thiện suy giãn tĩnh mạch cho dân văn phòng

4 bài tập thể dục chân cải thiện suy giãn tĩnh mạch cho dân văn phòng.

Làm thế nào để ngăn ngừa vết bầm tím do giãn tĩnh mạch?

Ở người bị suy giãn tĩnh mạch, ngoài các triệu chứng như đau, nhức, nặng, mỏi, tê bì, chuột rút, sưng phù thì họ còn dễ có những vết bầm tím dưới da ngay cả khi chỉ va chạm nhẹ.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà