Mục lục [Ẩn]
Hội chứng ruột kích thích là bệnh lành tính, không ảnh hưởng đến tính mạng người mắc. Thế nhưng, nhiều người vì không tìm được nguyên nhân hội chứng ruột kích thích, điều trị sai cách khiến các triệu chứng tái đi tái lại liên tục, làm cuộc sống xáo trộn. Vậy cụ thể nguyên nhân đó là gì? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích do đâu?
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là hội chứng rối loạn chức năng đại tràng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như:
- Đau quặn thắt ở vùng bụng, đau dọc theo khung đại tràng, không cố định ở vị trí nhất định.
- Chướng bụng, đầy hơi.
- Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón kéo dài và xen kẽ nhau.
- Phân lỏng, sống, nát.
- Người mệt mỏi, chán ăn.
Đây là một trong những bệnh đường ruột phổ biến nhất với tỷ lệ mắc từ 5-20% dân số.
Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích
Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng nguyên nhân hàng đầu gây IBS là tâm lý căng thẳng, stress kéo dài.
Bình thường, hoạt động của bộ máy tiêu hóa được hệ thần kinh chi phối. Khi muốn đi ngoài, hệ thần kinh sẽ truyền tín hiệu đến ruột làm cho cơ quan này co bóp liên tục. Sau khi giải quyết xong, hoạt động của ruột cũng trở lại bình thường.
Ở những người thường xuyên căng thẳng, stress, hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng. Đồng nghĩa với việc nhu động ruột trở nên nhạy cảm hơn, có thể tăng hoặc giảm co bóp.
Khi nhu động ruột tăng, người bệnh sẽ bị tiêu chảy liên tục. Ngược lại, khi nhu động ruột giảm, tình trạng táo bón sẽ xuất hiện. Kèm theo đó, người bệnh có thể gặp các triệu chứng hội chứng ruột kích thích khác đã liệt kê ở trên.
Căng thẳng, stress là nguyên nhân hội chứng ruột kích thích tái đi tái lại
Một điều đáng chú ý là các triệu chứng này khiến người bệnh lo lắng. Và lo lắng lại khiến triệu chứng IBS trầm trọng hơn. Cứ như vậy, chúng lặp lại thành 1 vòng xoắn bệnh lý kéo dài dai dẳng không dứt.
Bên cạnh đó, còn một số yếu tố nguy cơ khác làm tăng nguy cơ gây hội chứng ruột kích thích bạn cũng cần lưu ý.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây hội chứng ruột kích thích
Thực phẩm
Hội chứng ruột kích thích có thể xuất hiện khi ăn một số thực phẩm nhất định. Điều này tùy thuộc vào cơ địa dị ứng với đồ ăn của mỗi người. Nó có thể xảy ra ở những người mắc chứng không dung nạp lactose.
Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ví dụ như:
- Uống nhiều rượu bia.
- Ăn đồ sống, đồ tanh.
- Ăn ít rau xanh, nhiều thịt, thực phẩm khó tiêu.
- Ăn uống không đúng giờ.
- Bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng.
Tác dụng phụ của thuốc
Những người phải uống thuốc trong thời gian dài, đặc biệt là kháng sinh thì đường tiêu hóa ít nhiều sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực, từ đó làm tăng nguy cơ mắc IBS.
Tác dụng phụ của thuốc tây làm tăng nguy cơ mắc IBS
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
Đường tiêu hóa bị nhiễm khuẩn vừa là yếu tố nguy cơ gây bệnh vừa khiến hội chứng ruột kích thích nặng thêm. Bởi ký sinh trùng gây nhiễm khuẩn sẽ làm cho đường ruột suy yếu. Ngoài ra nó còn gây đau bụng từng cơn, tiêu chảy… làm trầm trọng thêm triệu chứng IBS.
Giới tính
Phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích cao gấp 2-3 lần nam giới.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, sự dao động của hormone sinh dục trong chu kỳ kinh nguyệt, điển hình là progesterone sẽ gây ra những phản ứng khác nhau ở đường tiêu hóa. Điều này làm cho nhu động ruột yếu đi. Lúc đó, cơ dạ dày co thắt và phát ra những âm thanh lạ, tăng nguy cơ mắc IBS.
Di truyền
Nếu trong gia đình có người thân mắc hội chứng ruột kích thích thì bạn cũng cần thận trọng với căn bệnh này nhé.
Khắc phục nguyên nhân hội chứng ruột kích thích, giảm nguy cơ bệnh tái phát
Để kiểm soát hội chứng ruột kích thích hiệu quả, ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, các bạn cần:
Giải tỏa căng thẳng, stress, giải quyết nguyên nhân gây bệnh
- Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, dành thời gian để thư giãn hoặc đi gặp gỡ bạn bè tán gẫu, đi du lịch…
- Phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày: Việc làm này sẽ giúp cơ thể tăng tiết hormone hạnh phúc serotonin.
Phơi nắng giúp giải tỏa căng thẳng, stress
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
- Ngủ đủ giấc.
- Bổ sung BoniBaio + của Mỹ: Sản phẩm vừa giúp làm dịu căng thẳng thần kinh vừa giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh
Di truyền và giới tính là hai yếu tố chúng ta không thể thay đổi được. Vì thế, các bạn cần điều chỉnh những yếu tố nguy cơ còn lại để phòng tránh bệnh. Bao gồm:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Ăn đúng giờ giấc, không bỏ bữa hay nhịn ăn. Ăn chín, uống sôi, không ăn thực phẩm gây dị ứng, không uống rượu bia, đồ uống có ga…
- Ăn sạch, đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột.
- Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được nguyên nhân hội chứng ruột kích thích và các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nếu có vấn đề băn khoăn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng gọi lên số hotline 18001044 trong giờ hành chính để được giải đáp chi tiết nhé!
XEM THÊM:
- Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Cần kiêng gì?
- Top 4 mẹo chữa hội chứng ruột kích thích trong dân gian