Nước mía là một thức uống yêu thích của người dân Việt Nam. Không còn gì tuyệt vời hơn một cốc nước mía mát lạnh trong ngày hè nóng nực. Tuy nhiên khi sử dụng loại thức uống này, có không ít người thắc mắc rằng: “Uống nước mía có tốt không?”. Bài viết này sẽ trả lời cho bạn câu hỏi đó.
Uống nước mía có tốt không?
Thành phần dinh dưỡng của nước mía
Theo thông tin của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Ấn Độ, trong 100ml nước mía có:
- Calo: 242
- Protein: 0,16g
- Chất béo: 0,40g
- Chất xơ: 0,56g
- Kali: 150mg
- Natri: 1,16mg
- Magie: 13,03 mg
- Phốt pho: 22,08mg
- Sắt: 1,12mg
- Canxi: 18mg
- Thiamin: 0,03mg
- Riboflavin: 0,04mg
Ngoài ra, trong mía còn chứa nhiều loại vitamin và khoảng gần 30 loại acid hữu cơ giúp cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết.
Uống nước mía có tốt không?
Từ phần trên ta đã biết được các thành phần dinh dưỡng của nước mía. Vậy uống nước mía có tốt không? Dưới đây là những tác dụng vượt trội của nước mía:
Cung cấp năng lượng tức thì
Trong nước mía chứa 70% là đường đơn giúp bạn nhanh chóng hấp thụ dễ dàng, tiếp thêm năng lượng trong thời gian ngắn và tránh mất nước vào những ngày nắng nóng.
Thải độc gan và tăng cường chức năng gan
Nước mía là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa như phenolic và flavonoid dồi dào, có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại tổn thương tế bào mà các gốc tự do gây ra. Từ đó, nước mía có khả năng bảo vệ gan khỏi bị viêm và góp phần giảm nhẹ vàng da một cách tự nhiên. Ngoài ra, nước mía có tính kiềm tự nhiên giúp duy trì độ cân bằng điện giải trong cơ thể, phòng ngừa trường hợp gan bị quá tải.
Cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa
Trong nước mía có chứa Kali có tác dụng cân bằng độ pH trong dạ dày, hỗ trợ việc tiết dịch vị tiêu hóa và góp phần giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
Cải thiện sức khỏe của xương và răng
Trong nước mía rất giàu phốt pho và canxi - 2 thành phần quan trọng trong cấu trúc xương và răng, giúp xương chắc khỏe hơn. Ngoài ra, sắt và magie trong nước mía cũng có tác dụng hỗ trợ việc duy trì sức mạnh và độ đàn hồi của xương khớp, giúp xương khớp chắc khỏe.
Duy trì sức khỏe của thận
Nước mía không có chất béo bão hòa và chứa rất ít natri, vì vậy nó giúp bạn duy trì sức khỏe của thận.
Chống lão hóa
Các chất chống oxy hóa như flavonoid và các hợp chất phenolic chứa trong nước mía giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây hại lên da, giúp bạn phòng ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm trên da, đem lại một làn da mềm mại, tươi sáng và ẩm mịn hơn.
Phòng ngừa ung thư
Nước mía có tính kiềm do chứa nhiều các khoáng chất như canxi, magie, kali, sắt và mangan. Bên cạnh đó, các hoạt chất flavonoid trong nước mía cũng có khả năng chống lại các tác nhân gây hại, ngăn chặn các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và vú.
Những lưu ý khi dùng nước mía
Phụ nữ mang thai không nên uống nước mía
Chắc hẳn qua phần trên bạn đã trả lời được câu hỏi: “ Uống nước mía có tốt không?”. Nước mía có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng uống được loại thực phẩm này. Dưới đây là những đối tượng không nên uống nước mía:
- Người hay đầy bụng, đường ruột yếu: Do nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường cao nên những người có đường ruột yếu, hay đầy bụng và đi phân lỏng thì không nên sử dụng nước mía thường xuyên.
- Người béo phì.
- Phụ nữ mang thai: Lượng đường khổng lồ trong nước mía khiến thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
- Người bị tiểu đường: Người bị tiểu đường không nên uống nước mía. Dù nước mía có chỉ số đường huyết (GI) thấp nhưng nó vẫn có lượng đường huyết cao (GL) - tức là nó vẫn gây ảnh hưởng đến đường huyết của bạn.
- Trẻ em dưới 4 tuần.
Ngoài ra, bạn nên lưu ý những điều sau khi dùng nước mía:
- Không mua nước mía ở những nơi không đảm bảo vệ sinh vì nó có thể khiến bạn bị bệnh Chagas hoặc tiêu chảy.
- Không uống quá 2 ly nước mía mỗi ngày.
- Khi chế biến mía tại nhà, bạn nên lựa chọn mía sạch, sau khi ép xong nên dùng ngay. Nếu chưa dùng thì phải bảo quản trong hộp/lọ kín, cất vào ngăn mắt tủ lạnh không quá 1 buổi để tránh làm giảm chất lượng của nước mía.
Một số bài thuốc dân gian từ nước mía
Không chỉ là loại thức uống tuyệt vời, từ xa xưa, mía còn được ông cha ta sử dụng để làm thuốc.
Trong Đông y, mía vị ngọt mát, tình bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước tiểu đỏ và rất bổ dưỡng.
Một số cách chế biến nước mía hiệu quả là:
- Để thanh nhiệt, nhuận hầu họng: Mùa hè uống nước mía tươi (không đá). Mùa đông nấu nước mía uống nóng hoặc cho thêm 1 lát gừng.
- Dưỡng âm, nhuận phế: Dùng cho người hay ho, nóng rát cổ, giọng nói yếu. Bách hợp 50g, ngâm nước nấu nhừ sau cho 100g nước mía và nước củ cải 100g. Uống trước khi đi ngủ 1 – 2 tiếng.
- Tư âm, dưỡng vị, chống khát, chống nôn mửa: Nước mía 150ml, nước gừng 5-10 giọt. Uống từng ngụm một, không uống 1 lúc tất cả.
- Bệnh đường tiết niệu, thanh nhiệt lợi thấp: nước ép mía 500g, hòa nước ép ngó sen tươi 500g. Chia nhỏ uống trong ngày.
- Chữa người gầy: Lấy 1 lít nước mía nấu kỹ với chuối khô (mứt chuối) 200g. Khi nước sôi thì để lửa nhỏ, đập vào 2 quả trứng gà tươi (mới đẻ), ăn nóng. Tuần dùng 3 lần.
- Giải rượu: Uống nước mía hoặc nhai mía nuốt nước.
- Cải thiện suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, hay mệt: Nước mía ép 1/2 lít. Trứng gà tươi 2 quả. Nước mía nấu sôi, đập trứng vào, nhắc xuống đậy kín nắp. Ăn nóng. Nếu tay chân lạnh thêm lát gừng sống giã nát cho vào nước mía khi sôi.
Mong rằng qua bài này bạn đã trả lời được câu hỏi “Uống nước mía có tốt không?”. Nước mía có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Tuy vậy, bạn không nên uống quá nhiều nước mía để tránh gây phản tác dụng cho sức khỏe. Đồng thời, việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm rất quan trọng, tốt nhất bạn nên tự làm nước mía tại nhà nhé!
Xem thêm