Acid folic là gì? Acid folic có tác dụng gì?

Cập nhập: Thứ ba, 06/06/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Để phát triển toàn diện và khỏe mạnh, cơ thể chúng ta không thể thiếu các vi chất dinh dưỡng. Trong đó, acid folic là dưỡng chất quan trọng, giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý và rối loạn sức khỏe khác nhau, điển hình là tình trạng thiếu máu.

   Vậy, acid folic là gì? Acid folic có tác dụng gì với cơ thể? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về điều này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Acid folic là gì? Acid folic có tác dụng gì?

Acid folic là gì? Acid folic có tác dụng gì?

 

Acid folic là gì?

   Acid folic là tên gọi khác của vitamin B9, nó xuất hiện trong nhiều sản phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng, ví dụ như các loại vitamin tổng hợp. Chúng ta cũng thường được bắt gặp acid folic với một cái tên khác là folate. Đây chính là loại Vitamin B9 tồn tại ngoài tự nhiên, bên trong các loại thực phẩm.

   Acid folic là một trong 8 loại vitamin nhóm B gồm: B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9 và B12. Tất cả các loại vitamin này đều tham gia vào nhiều quá trình sinh hóa quan trọng trong cơ thể.

 

Tác dụng của acid folic là gì?

   Acid folic được biết đến với nhiều tác dụng sau đây:

Acid folic giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh

   Acid folic là một trong các dưỡng chất thiết yếu, được khuyến cáo cần bổ sung đều trong thai kỳ. Điều này là do vitamin này rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, nhất là thần kinh.

    Thiếu hụt acid folic có thể gây ra dị tật tại não bộ và các ống thần kinh. Một số bệnh lý có thể kể đến là: nứt đốt sống, sứt môi, hở hàm ếch,... Trong đó, nứt đốt sống là một dị tật rất nghiêm trọng.

   Một hoặc nhiều đốt sống không phát triển hoàn thiện, khiến tủy sống bị lộ ra. Trẻ mắc dị tật này có thể liệt 2 chân, đại tiểu tiện không kiểm soát, tăng áp lực nội sọ, não úng thủy,...

   Ngoài ra, thiếu acid folic còn có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân,...

 

Acid folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh

Acid folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh

 

Acid folic giúp phòng ngừa thiếu máu

   Acid folic cũng được khuyến cáo trong thai kỳ vì nó giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu. Lúc này, cơ thể người mẹ cần một lượng máu lớn hơn để nuôi dưỡng bào thai phát triển.

   Không bổ sung đủ acid folic có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Để khắc phục tình trạng thiếu máu nói chung, người ta thường bổ sung acid folic kết hợp với sắt và vitamin B12.

Acid folic giúp ngăn ngừa rụng tóc và tóc bạc sớm

   Acid folic cùng với vitamin B12 tham gia vào quá trình sản xuất ADN và ARN trong cơ thể. Điều này giúp thúc đẩy sự phân chia của các tế bào trong cơ thể, như hồng cầu và tóc.

   Ngoài ra, acid folic cũng tham gia sản xuất methionine. Đây là một acid amin giúp duy trì màu tóc tự nhiên. Do đó, thiếu hụt acid folic có thể dẫn đến rụng tóctóc bạc sớm.

   Hiện nay, BoniHair là sản phẩm có chứa acid folic và nhiều thành phần khác, giúp khắc phục hiệu quả cả 2 tình trạng này. Sản phẩm giúp cho tóc luôn chắc khỏe, giảm rụng tóc, cải thiện tình trạng bạc tóc.

 

BoniHair có chứa acid folic giúp giảm rụng và bạc tóc

BoniHair có chứa acid folic giúp giảm rụng và bạc tóc

 

Acid folic giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch

   Acid folic rất cần thiết với quá trình chuyển hóa homocysteine (HCY). Đây là một acid amin hình thành trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Nó là một chất độc, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nếu tích tụ lâu dài.

   Nồng độ HCY tăng cao là yếu tố nguy cơ làm gia tăng các bệnh tim mạch. Nó có thể gây viêm, tổn thương thành động mạch, tạo điều kiện cho các mảng xơ vữa hình thành. Việc bổ sung acid folic sẽ giúp làm giảm nồng độ  HCY trong máu và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Acid folic giúp cải thiện tiểu đường

   Một số nghiên cứu cho thấy, bổ sung acid folic có thể giúp ích cho người bệnh tiểu đường. Nó giúp giảm tình trạng kháng insulin, cải thiện mức đường huyết ở người bệnh sử dụng metformin liều cao.

   Nó cũng giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch nhờ cải thiện chức năng nội mô và giảm nồng độ homocystein. Hiện nay, BoniDiabet là sản phẩm kết hợp acid folic với các loại thảo dược và nguyên tố vi lượng. Nhờ đó, sản phẩm giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường.

 

 Sản phẩm BoniDiabet + cho người bệnh tiểu đường có chứa acid folic

Sản phẩm BoniDiabet + cho người bệnh tiểu đường có chứa acid folic

 

Nhu cầu acid folic cho mỗi người là bao nhiêu?

   Nhu cầu acid folic cho mỗi người như sau:

  • Trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng tuổi cần bổ sung 65 mcg/ ngày.
  • Trẻ 7 - 12 tháng tuổi cần bổ sung từ 80 mcg/ ngày.
  • Trẻ từ 1 - 3 tuổi cần bổ sung 150 mcg/ ngày.
  • Trẻ từ 4 - 8 tuổi cần bổ sung 200 mcg/ ngày.
  • Trẻ 9 - 13 tuổi cần bổ sung 300 mcg/ ngày.
  • Trẻ từ 14 tuổi trở lên cần bổ sung 400 mcg/ ngày.
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần bổ sung 400 mcg/ ngày, tăng lên thành 600 mcg/ ngày khi có thai, và 500 mcg/ ngày khi cho con bú.

 

Rủi ro khi thừa acid folic là gì?

   Acid folic là loại vitamin tan trong nước, bị đào thải qua nước tiểu, nên thường không bị dư thừa. Tình trạng thừa acid folic xảy ra khi sử dụng quá liều. Các rủi ro này có thể kể đến như:

  • Che giấu sự thiếu hụt vitamin B12.
  • Đẩy nhanh quá trình lão hóa các tế bào thần kinh.
  • Kìm hãm sự phát triển não bộ ở trẻ.
  • Tăng khả năng phát triển của các khối u.

 

Nguồn tốt nhất để bổ sung acid folic là gì?

   Như đã nhắc đến, acid folic có mặt trong cả thực phẩm và các sản phẩm bổ sung. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, acid folic hay folate đến từ thực phẩm là nguồn tốt nhất. Theo đó, các thực phẩm giàu folate có thể kể đến như:

  • Các loại đậu gồm: đậu Hà Lan, đậu lăng,... Khoảng 177g đậu tây nấu chín chứa 131 mcg folate, tương đương 33% nhu cầu folate hàng ngày. Khoảng 198g đậu lăng nấu chín chứa 358 mcg folate, chiếm đến 90% giá trị hàng ngày.
  • Măng tây. Khoảng 90g măng tây nấu chín chứa 134 mcg folate, tương đương 34% giá trị hàng ngày.
  • Rau lá xanh: rau bina, cải brussels, cải xoăn, bắp cải,... Khoảng 78g bắp cải nấu chín có thể cung cấp 47 mcg folate, tương đương 12% giá trị hàng ngày. Khoảng 91g bông cải xanh thô chứa khoảng 57 mcg folate, tương đương 14% giá trị hàng ngày.
  • Trái cây có múi: Cam, quýt, bưởi, chanh,... Một quả cam có chứa khoảng 55 mcg folate, tương đương khoảng 14% giá trị hàng ngày.
  • Gan bò. Khoảng 85g gan bò nấu chín chứa 212 mcg folate, tương đương 54% giá trị hàng ngày.

 

Các loại đậu chứa nhiều folate

Các loại đậu chứa nhiều folate

 

   Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích nhất cho quý độc giả về tác dụng của acid folic. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Chữa rụng tóc cho da đầu dầu bằng cách nào? Giải pháp hiệu quả là gì?

Làm cách nào để chữa rụng tóc cho da đầu dầu? Giải pháp tối ưu nhất là gì? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng đón đọc!

Review BoniHair cải thiện rụng tóc - Đủ kiên trì bạn nhất định thành công

Review BoniHair cải thiện rụng tóc - Đủ kiên trì bạn nhất định thành công

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để phòng ngừa mù mắt?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để phòng ngừa mù mắt?
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Lá ổi có tác dụng gì cho sức khỏe?

Lá ổi có tác dụng gì cho sức khỏe?

Từ lâu, ổi đã là loại hoa quả quen thuộc với người dân Việt Nam. Không chỉ quả ổi, mà lá ổi cũng mang đến nhiều lợi ích trên sức khỏe cho con người. Vậy cụ thể, lá ổi có tác dụng gì?

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà