Rong biển có tác dụng gì với sức khỏe? Cách làm các món ăn hấp dẫn nhất từ rong biển

Cập nhập: Thứ hai, 08/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Rong biển được biết đến là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và gần như không thể thiếu trong các bữa ăn của người Nhật. Đây cũng là 1 trong những lý do khiến quốc gia này có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem rong biển có tác dụng gì với sức khỏe, cũng như một số món ăn hấp dẫn từ rong biển nhé!

 

Rong biển có tác dụng gì với sức khỏe

Rong biển có tác dụng gì với sức khỏe? Cách làm các món ăn hấp dẫn nhất từ rong biển

 

Rong biển có tác dụng gì với sức khỏe?

   Rong biển luôn được mệnh danh là một loại “siêu thực phẩm” vì có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Rong biển có chứa đạm thực vật, acid béo omega-3, chất xơ, vitamin (A,C,E,...), và khoáng chất (magie, mangan, natri, canxi, sắt,...). Ngoài ra, nó còn chứa nhiều dưỡng chất sinh học quý như: polysaccharide sulfate, fucoidan,...

    Các tác dụng của rong biển với sức khỏe có thể kể đến như:

Rong biển giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột

   Rong biển có chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp nuôi sống các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột, duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh. Đồng thời, polysaccharide sulfate trong rong biển là nguyên liệu để tổng hợp các acid béo chuỗi ngắn, giúp cung cấp năng lượng cho các tế bào ruột già, từ đó giúp tăng cường sức khỏe của đại tràng, hỗ trợ chuyển hóa đường và chất béo,...

 

Rong biển chứa nguồn chất xơ dồi dào

Rong biển chứa nguồn chất xơ dồi dào

 

Rong biển tốt cho sức khỏe tim mạch  

   Giảm huyết áp, giảm cholesterol xấu, bảo vệ sức khỏe tim mạch chính là lời giải đáp cho câu hỏi “rong biển có tác dụng gì cho tim mạch?”. Điều này có được là nhờ rong biển chứa nhiều chất xơ hòa tan, và acid béo Omega-3. Bổ sung những dưỡng chất này thường xuyên sẽ giúp giảm mỡ máu, giảm cân nặng dư thừa, hạn chế nguy cơ xơ vữa mạch máu và hình thành huyết khối.

 Rong biển giúp ổn định lượng đường trong máu

   Rong biển, nhất là những loại có màu nâu sẽ chứa nhiều fucoxanthin- một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Theo một số tài liệu, fucoxanthin và carotenoid được liệt vào các chất có khả năng cải thiện tình trạng kháng insulin, hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Do đó, rong biển có tác dụng rất tốt với sức khỏe, đặc biệt là người bị tiền tiểu đường và tiểu đường type 2.

Rong biển giúp chống nhiễm khuẩn, chống viêm

   Các thử nghiệm cho thấy, sử dụng rong biển có thể làm giảm thời gian bị cảm lạnh, cũng như nguy cơ bội nhiễm. Theo các nhà khoa học, rong biển có được tác dụng này là nhờ chứa các loại peptide, chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin D và B12. Ngoài ra, rong biển cũng có tác dụng chống viêm rất tốt.

Rong biển giúp giảm nguy cơ ung thư

   Quá trình oxy hóa xảy ra trong cơ thể liên quan đến hàng loạt vấn đề sức khỏe, trong đó phải kể đến là ung thư. Rong biển có chứa hợp chất fucoidan với khả năng ngăn ngừa ung thư đã được chứng minh. Fucoidan giúp kích thích hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên NK, ức chế quá trình tăng sinh và ngăn chặn sự hình thành các mạch máu nuôi dưỡng khối u.

 

Loại rong biển tốt nhất hiện nay là gì?

   Chúng ta có thể tìm thấy hàng trăm loại rong biển khác nhau trên toàn thế giới. Trong đó, chỉ có vài loại được sử dụng thường xuyên nhờ giá trị dinh dưỡng vượt trội và mùi vị đặc biệt. Các loại rong biển tốt nhất có thể kể đến như:

  • Rong nho có các hạt nhỏ như trứng cá, màu xanh lá trong, kết thành từng chùm trên một thân dài.
  • Rong biển Wakame hay còn được người Nhật gọi là rong trường thọ.

-Rong biển Kombu có chiều dài từ 2 - 10 mét, rộng khoảng 60cm, chứa hàm lượng canxi cao nhất so với các loại khác.

  • Tảo xoắn dạng sợi, xoắn lại như lò xo, chúng có màu xanh lục, kích thước rất nhỏ chỉ từ 0.25mm, thường được làm thành bột.
  • Rong biển Mozuku được tìm thấy ở Okinawa, có màu nâu sậm đến đen sẫm, thân mềm, mỏng và được đánh giá là có hương vị ngon nhất.
  • Rong sụn có màu trắng đặc trưng, giòn dai, có vị khá nhạt, mùi nước biển, nhưng không bị tanh.

 Ngoài ra, một số loại rong biển khác cũng được sử dụng khá nhiều là: Arame, Hijiki, Nori, Bladderwrack, Carrageenan, Ogonori, Tosaka, rong chỉ vàng, rong mứt rau diếp biển,...

 

Rong nho được rất nhiều người yêu thích

Rong nho được rất nhiều người yêu thích

 

Rong biển khô có tốt không?

   Hiện nay, để thuận tiện cho việc sản xuất với số lượng lớn, bảo quản được lâu hơn và thuận tiện cho việc sử dụng, người ta thường dùng rong biển khô. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, việc dùng rong biển khô sẽ không hiệu quả như khi dùng rong biển tươi do sự hao hụt các dưỡng chất trong quá trình chế biến.

   Điều này là hoàn toàn đúng, bởi lẽ trong quá trình loại bỏ nước, một số dưỡng chất có thể bị mất đi khiến tác dụng của rong biển bị giảm xuống. Do đó, nếu có điều kiện, bạn vẫn nên sử dụng các loại rong biển tươi, nhưng cần sơ chế một cách kỹ hơn.

   Với các loại rong khô, bạn có thể sử dụng ngay mà không cần phải sơ chế cầu kỳ. Mặc dù bị hao hụt một số chất, nhưng giá trị dinh dưỡng vẫn cao hơn nhiều loại thực phẩm khác. Bạn chỉ cần lựa chọn những sản phẩm được cung cấp bởi các nhà sản xuất uy tín, có chất lượng cao.

 

Rong biển khô thuận thiên cho việc bảo quản và sử dụng

Rong biển khô thuận thiên cho việc bảo quản và sử dụng

 

Một số món ăn hấp dẫn từ rong biển

   Bên cạnh vấn đề “rong biển có tác dụng gì?”, thì việc làm sao để chế biến rong biển thành những món ăn hấp dẫn, bổ dưỡng cũng được rất nhiều người quan tâm. Các món ăn này có thể kể đến như:

Cách nấu canh rong biển

   Có nhiều cách nấu canh rong biển khác nhau, dưới đây là cách làm món canh rong biển thịt bò rất tốt cho sức khỏe. Nguyên liệu cần chuẩn bị: 10g rong biển khô, 200g thịt bò, 2 miếng đậu hũ non, hành tím, hành lá, đường phèn, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn,...

   Cách làm:

  • Ngâm rong biển khoảng 15 phút, rồi vớt ra, rửa sạch, cắt khúc nhỏ.
  • Thịt bò rửa sạch, cắt lát mỏng.
  • Đậu hũ rửa sạch, cắt miếng vuông.
  • Phi thơm hành tím, rồi cho 1,5 lít nước lọc vào đun sôi.
  • Khi nước sôi, bạn cho 1,5 muỗng canh đường phèn, nửa muỗng bột canh, bột ngọt, tiêu xay.
  • Sau đó tiếp tục cho rong biển, đậu hũ vào đun trong 3 - 4 phút.
  • Tiếp đến là cho thịt bò, khuấy đều tay, đến khi thịt vừa chín thì tắt bếp, nêm nếm lại cho vừa ăn.

Cách làm cơm cuộn rong biển

   Cơm cuộn rong biển (kimbap) là món ăn truyền thống của Hàn Quốc rất hấp dẫn và dễ làm. Nguyên liệu: 1 bát cơm dẻo, 1 gói rong biển khô cuộn, cà rốt, dưa chuột, trứng, xúc xích, cải bó xôi, mè rang, mành tre, dầu mè, nước tương,...

   Cách làm:

  • Cà rốt, dưa chuột, cải bó xôi rửa sạch, gọt bỏ vỏ, cắt sợi vừa ăn, rồi chần qua nước sôi, và để ráo. Xúc xích cắt sợi dài. Trứng chiên mỏng, khi nguội thì cắt sợi dài.
  • Cơm đem trộn với mè rang, thêm một chút dầu mè để có mùi thơm.
  • Trải màn tre lên bàn, cho lá rong khô lên, trải một lớp cơm mỏng. Tiếp tục cho cà rốt, dưa chuột, cải, xúc xích, trứng lên trên.
  • Cuộn từ từ màn tre lại, vừa cuốn vừa nén chặt lại để cơm và nhân không bị rời ra.
  • Bạn thoa một chút dầu mè lên dao để cơm không bị dính vào dao và cắt cuộn cơm thành những khoanh vừa ăn. Khi ăn, bạn chấm với nước tương Hàn Quốc, xì dầu, tương cà, tương ớt pha với sốt mayonnaise.  

 

Các bước làm cơm cuộn Hàn Quốc

Các bước làm cơm cuộn Hàn Quốc

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về vấn đề: “rong biển có tác dụng gì?”, cũng như cách làm một số món ăn từ rong biển. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Tiềm năng phát triển loại thuốc mới giúp phòng ngừa huyết khối đến từ loài gấu

Một phát hiện mới đây đến từ loài gấu, đang mở ra hướng phát triển loại thuốc giúp thực hiện được mục tiêu ngăn ngừa sự xuất hiện của huyết khối. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Nước ép dứa có tác dụng gì? 7 lợi ích khi uống nước ép dứa mỗi ngày

  Những dưỡng chất sinh học trong dứa có nhiều lợi ích với sức khỏe, giúp ngăn ngừa các bệnh tật nguy hiểm, bao gồm cả ung thư. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về việc: “Nước ép dứa có tác dụng gì?” nhé!

Huyết khối là gì? Nguyên nhân khiến huyết khối hình thành và cách phòng ngừa?

Huyết khối còn được gọi là cục máu đông, nguyên nhân gây huyết khối là do các bất thường trong lòng mạch, và rối loạn huyết động,...

Nhồi máu não: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Nhồi máu não là một bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nguyên nhân thường gặp nhất là do xơ vữa động mạch,...

Tìm hiểu kỹ thuật đặt stent trong điều trị bệnh mạch vành

  Đặt stent là một thủ thuật y tế đã và đang được thực hiện từ rất lâu trước đây nhằm điều trị và phòng ngừa các vấn đề tim mạch, bao gồm bệnh mạch vành. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật này nhé!
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà