Những điều bạn cần biết về thực phẩm siêu chế biến

Cập nhập: Thứ hai, 10/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Ngày nay khi lướt mạng xã hội, có lẽ các bạn đã đọc được những lời cảnh báo về thực phẩm siêu chế biến và tác hại của nó. Vậy thực phẩm siêu chế biến là gì? Nó có tác hại như thế nào? Làm sao để thay thế nó? Bài viết sau đây sẽ trả lời cho các câu hỏi đó.

 

Thực phẩm siêu chế biến

Thực phẩm siêu chế biến rất hấp dẫn nhưng lại mang lại nhiều tác hại.

 

Thực phẩm siêu chế biến là gì?

   Một vài năm trở lại đây, các nhà khoa học đã cố gắng phân loại thực phẩm dựa trên mục đích và mức độ chế biến của thực phẩm. Họ đã đưa ra hệ thống phân loại NOVA – được sử dụng rộng rãi bởi các nhà nghiên cứu dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng thuộc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (PDF).

Theo hệ thống phân loại NOVA, thực phẩm được chia thành 4 nhóm như sau:

  • Nhóm 1: Thực phẩm tự nhiên hoặc chế biến tối thiểu: Thực phẩm tự nhiên hay thực phẩm chưa qua chế biến là những thực phẩm có nguồn gốc trực tiếp từ thực vật hoặc động vật và hoàn toàn không bị biến đổi. Thực phẩm chế biến tối thiểu là những thực phẩm đã được chế biến nhẹ để làm sạch hoặc bỏ một số phần không ăn được, nhưng không bổ sung thêm bất kỳ thành phần nào như dầu, đường, muối hoặc chất béo.
  • Nhóm 2: Nguyên liệu ẩm thực đã qua chế biến: Đây là những sản phẩm được chiết xuất từ thực phẩm tự nhiên hoặc từ thiên nhiên bằng các quá trình như ép, nghiền thành bột và tinh chế. Chúng được sử dụng trong gia đình và nhà hàng để nêm và nấu thức ăn, từ đó tạo ra các món ăn và bữa ăn đa dạng và ngon miệng. Ví dụ: muối, đường,…
  • Nhóm 3: Thực phẩm chế biến: Là những thực phẩm được chế biến bằng cách thêm muối, đường, dầu (nhóm 2) vào các thực phẩm tự nhiên hoặc chế biến tối thiểu để bảo quản hoặc làm cho chúng ngon miệng hơn.
  • Nhóm 4: Thực phẩm siêu chế biến: là những thực phẩm được làm gần như hoàn toàn bằng các chất chiết xuất từ thực phẩm như dầu, chất béo, đường, tinh bột và protein hoặc được tổng hợp trong phòng thí nghiệm hoặc nhà máy. Nhóm này có rất ít hoặc không có các thành phần trực tiếp từ thực phẩm động vật hoặc thực vật tự nhiên.
  • Ví dụ về thực phẩm chế biến so với thực phẩm siêu chế biến:
  1. Ngô đóng hộp nguyên hạt (thực phẩm chế biến) – Bim bim ngô (thực phẩm siêu chế biến)
  2. Nước ép táo (thực phẩm chế biến) – Bánh táo (thực phẩm siêu chế biến)
  3. Bột mì (thực phẩm chế biến) – Bánh quy (thực phẩm siêu chế biến).

 

Ảnh hưởng của thực phẩm siêu chế biến đối với sức khỏe

   Trong nhiều năm trở lại đây, đã có vô số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa việc ăn thực phẩm siêu chế biến với việc tăng các nguy cơ sức khỏe khác nhau, bao gồm: béo phì, tiểu đường loại 2, bệnh tim, ung thư, suy giảm trí nhớ và giảm tuổi thọ.

Theo các chuyên gia, các tác hại từ những thực phẩm này do các chất phụ gia chứa trong chúng và quá trình chế biến chúng.

 

tiểu đường

Tiêu thụ nhiều thực phẩm siêu chế biến làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường.

 

Một số nghiên cứu về tác hại của thực phẩm siêu chế biến:

  • Bệnh tiểu đường tuýp 2: Trong một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Nội khoa JAMA của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ năm 2019, các nhà nghiên cứu đã đánh giá trên hơn 100.000 trưởng thành và nhận thấy: cứ tăng thêm 10% tổng tỷ lệ calo hàng ngày bằng thực phẩm siêu chế biến thì mọi người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 15 %. ( Ví dụ với một người có tổng calo tiêu thụ hàng ngày là 2000 calo, cứ tăng thêm 200 calo từ thực phẩm siêu chế biến sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 15%).
  • Bệnh tim mạch: Một nghiên cứu của Đại học Paris trên 100.000 người trưởng thành cho thấy, mỗi lần tăng 10% tổng tỷ lệ calo từ thực phẩm siêu chế biến thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn 12%. Một nghiên cứu khác cho thấy mỗi khẩu phần ăn có thực phẩm siêu chế biến sẽ khiến bạn có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao hơn 9%.
  • Ung thư: Mỗi lần tăng 10% lượng tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến, bệnh nhân có nguy cơ mắc tất cả các bệnh ung thư cao hơn 12%, trong đó nguy cơ ung thư vú cao hơn 11% (theo nghiên cứu được đăng trên Tạp chí BMJ của Hiệp hội Y khoa Anh Quốc)
  • Sa sút trí tuệ: Một nghiên cứu với hơn 70.000 người trưởng thành từ 55 tuổi trở lên cho thấy, cứ tiêu thụ thêm 10% thực phẩm siêu chế biến thì nguy cơ bị suy giảm trí nhớ của những người lớn tuổi cao hơn 25% và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn 14%.
  • Giảm tuổi thọ: Một nghiên cứu khác cũng trên Tạp chí BMJ về thói quen ăn uống và tuổi thọ cho thấy những người tiêu thụ quá nhiều thực phẩm siêu chế biến có khả năng tử vong sớm cao hơn 62%.

   Nếu bạn đang muốn giảm cân thì thực phẩm siêu chế biến là thứ bạn cần tránh xa. Trong một thử nghiệm lâm sàng, những người ăn thực phẩm siêu chế biến đã nạp thêm tầm 500 calo mỗi ngày so với những người không ăn thực phẩm siêu chế biến. Trong 2 tuần thử nghiệm, những người ăn thực phẩm siêu chế biến tăng  gần 1kg, trong khi những người không ăn thực phẩm siêu chế biến giảm gần 1 kg.

 

Cách nhận biết thực phẩm siêu chế biến tại cửa hàng hoặc siêu thị

   Thực phẩm siêu chế biến thường là sản phẩm đóng gói sẵn và thường chứa nhiều natri, đường và chất béo bão hòa.

 

đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi mua

Người tiêu dùng nên đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi mua.

 

   Người tiêu dùng cần kiểm tra nhãn của sản phẩm và xem danh sách thành phần để nhận biết đó có phải là một thực phẩm siêu chế biến hay không. Các thành phần trên nhãn được liệt kê theo trọng lượng của nó trong thực phẩm, nếu bạn thấy nhiều thành phần mà bạn không thường sử dụng trong nhà bếp ở đầu danh sách thì nó được coi là thực phẩm siêu chế biến, ví dụ: isolates, high – fructose corn syrup, maltodextrin,… hoặc các chất tạo màu hay các chất làm ngọt.

Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế các thành phần sau:

  • Đường tinh luyện và tinh bột: Không nên sử dụng sản phẩm chỉ có tinh bột và đường, nó rất nhiều carbohydrates. Vì vậy khi bạn xem nhãn thực phẩm, hãy sử dụng quy tắc 10 carbohydrates : 1 chất xơ. Tức là thành phần phải có ít nhất 1g chất xơ nếu nó chứa 10g carbs.
  • Natri: Bạn nên chọn hàm lượng natri thấp nhất có thể.
  • Chất béo bão hòa:  Tổng lượng chất béo ghi trên nhãn phải lớn hơn nhiều so với lượng chất béo bão hòa. Bởi vì điều này có nghĩa là trong thực phẩm có nhiều chất béo lành mạnh hơn.
  • Hạn sử dụng: Nên chọn sản phẩm có hạn sử dụng của thực phẩm không nên quá dài, vì quá dài đồng nghĩa với nó chứa rất nhiều chất bảo quản.

   Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về thực phẩm siêu chế biến và cách nhận biết chúng. Thực phẩm siêu chế biến có rất nhiều tác hại cho sức khỏe của người sử dụng, vì vậy các bạn hãy hạn chế sử dụng chúng càng ít càng tốt, thay vào đó là sử dụng các thực phẩm lành mạnh hơn để giữ gìn sức khỏe cho bản thân. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Rau đắng có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau đắng được không?

Rau đắng có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau đắng được không?

Rau đắng là loại thực phẩm thường được sử dụng để nấu các món ăn như cháo cá lóc, canh cá rô hoặc xào với thịt bò, nấm rơm… Không chỉ tạo ra những món ăn ngon, mà rau đắng còn có rất nhiều lợi ích với  sức khỏe.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà