Một quả táo chứa bao nhiêu calo? Ăn táo có béo không?

Cập nhập: Thứ tư, 24/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Nếu bạn đang trong một chế độ ăn giảm calo và muốn biết một quả táo chứa bao nhiêu calo thì bài viết này sẽ là đáp án đầy đủ và chính xác nhất. Chúng tôi sẽ giúp bạn biết được lượng calo có trong từng loại táo và biết ăn táo có béo không, nên ăn như thế nào. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

 

Một quả táo chứa bao nhiêu calo?

Một quả táo chứa bao nhiêu calo?

 

Một quả táo chứa bao nhiêu calo?

    Một quả táo chứa bao nhiêu calo phụ thuộc vào từng loại táo và khối lượng (to hay nhỏ). Vì vậy, để biết chính xác nhất, chúng tôi sẽ giúp bạn biết lượng calo trong táo tính theo 100g (chưa gọt vỏ).

   Trung bình, 100g táo có chứa 52 calo và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin, khoáng chất, đường, chất xơ, nước…

    Tùy thuộc vào từng loại táo mà lượng calo sẽ khác nhau nhưng không có chênh lệch nhiều, cụ thể như sau:

  • 1 quả táo đỏ bao nhiêu calo ? 1 quả táo chín đỏ cỡ vừa (khoảng 200g) sẽ chứa khoảng 100 calo. Đây là lượng calo thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu năng lượng của cơ thể. Ví dụ như một phụ nữ trưởng thành có chỉ số khối cơ thể bình thường cần ăn khoảng 2.000 calo mỗi ngày để duy trì cân nặng và 1.500 calo mỗi ngày để giảm cân.
  • 1 quả táo xanh bao nhiêu calo ? Trong 100g táo xanh đã gọt vỏ có chứa 53.90, vậy trung bình 1 quả táo nặng khoảng 200g (đã gọt vỏ) thì sẽ chứa khoảng 127.8 kalo.
  • 1 quả táo tàu bao nhiêu calo? 1 quả táo tàu ước tính có khoảng 2 calo.

 

Ăn táo có béo không?

    Sau khi biết được 1 quả táo chứa bao nhiêu calo, chắc hẳn bạn cũng biết ăn loại quả này có béo không. Nhìn chung, táo là loại thực phẩm có lượng calo thấp nên khi ăn sẽ không lo béo.

    Đặc biệt, táo là một loại trái cây giúp giảm cân hiệu quả vì:

  • Táo là loại trái cây giàu chất xơ, chúng sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, làm chậm quá trình hấp thu đường, từ đó vừa giúp giảm cảm giác thèm ăn vừa giúp giảm được đáng kể lượng calo từ các loại thức ăn khác được nạp vào cơ thể.
  • Táo là thực phẩm ít calo nên khi dùng để thay thế các thực phẩm giàu năng lượng khác sẽ mang lại hiệu quả giảm cân tốt. 
  • Táo có chỉ số đường huyết thấp: Táo có chỉ số GI là 39, thuộc nhóm có chỉ số GI thấp. Trong đó, GI được dùng làm thước đo về khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một loại thực phẩm so với thực phẩm chuẩn (như bánh mì trắng). Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ hỗ trợ kiểm soát cân nặng, giảm tích lũy mỡ thừa.

Vì những lý do trên, táo là một gợi ý tuyệt vời để đưa vào thực đơn ăn kiêng nếu bạn đang muốn giảm cân.

 

Ăn táo có béo không?

Ăn táo có béo không?

 

Cách ăn táo để giảm cân

    Để thu được hiệu quả giảm cân từ việc ăn táo, bạn cần lưu ý:

  • Nên ăn táo vào buổi sáng: Hãy ăn táo vào buổi sáng, sau bữa sáng khoảng 1 giờ, hoặc dùng làm bữa sáng nhưng cần kết hợp thêm các thực phẩm khác như sữa, trứng, yến mạch. Bạn không nên chỉ ăn sáng bằng 1 quả táo vì như vậy có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Bổ sung vào thực đơn hàng ngày: Ngoài ăn táo vào buổi sáng, bạn nên khéo léo đưa loại quả này vào thực đơn hàng ngày sao cho mỗi ngày bạn tiêu thụ ít nhất 2 quả. Bạn có thể dùng nó làm salad hoặc ăn vào bữa phụ.

 

Gợi ý một số thực đơn giảm cân với táo

Để bạn không phải đau đầu nghĩ xem nên ăn táo như thế nào để không nhàm chán và cách kết hợp táo với thực phẩm khác như thế nào, chúng tôi sẽ đưa ra những thực đơn gợi ý sau đây:

Thực đơn giảm cân với táo số 1

  • Bữa sáng: 1 lát bánh mì yến mạch, 1 quả táo.
  • Bữa trưa: 1 đĩa salad, 150g cá hồi, 2 quả táo.
  • Bữa tối: 100g ức gà áp chảo, 1 đĩa măng tây luộc, 1 ly nước ép táo.

 

Thực đơn giảm cân với táo số 2

  • Bữa sáng: 1 quả táo, 1 lát bánh mì ngũ cốc nguyên hạt.
  • Bữa trưa: 1 quả táo xanh và salad rau xanh.
  • Bữa tối: 150g salad cá ngừ, 1 đĩa rau củ luộc.

 

Bữa trưa với 1 quả táo xanh và 1 đĩa salad

Bữa trưa với 1 quả táo xanh và 1 đĩa salad

 

Thực đơn giảm cân với táo số 3

  • Bữa sáng: 1 quả táo, 1 quả trứng luộc.
  • Bữa trưa: một phần salad rau xanh với ức gà, 1 quả táo.
  • Bữa tối: 1 đĩa mì gạo lứt ăn kèm salad, 1 quả chuối.

 

Thực đơn giảm cân với táo số 4

  • Bữa sáng: 2 quả táo, 1 ly sữa tách béo.
  • Bữa trưa: 1 bát cơm gạo lứt, 1 phần ức gà không da và salad rau xanh, 1 quả táo.
  • Bữa tối: 1 quả trứng luộc, 1 đĩa rau củ luộc, 1 ly nước ép táo.

 

Thực đơn giảm cân với táo số 5

  • Bữa sáng: 1 quả táo, 1 ly sữa tách béo hoặc sữa hạnh nhân/đậu nành.
  • Bữa trưa: 1 salad táo và bơ xanh ăn kèm với một số hạt dinh dưỡng.
  • Bữa tối: 1 cốc sữa chua mix với táo, chuối và hạt chia.

 

Thực đơn giảm cân với táo số 6

  • Bữa sáng: 1 quả táo, 1 quả trứng luộc và 1 lát bánh mì nguyên cám.
  • Bữa trưa: 1 quả táo, 1 phần súp bắp cải ức gà.
  • Bữa tối: 100g cá hồi áp chảo, 1 phần canh rong biển, 1 đĩa salad rau củ quả.

 

Thực đơn giảm cân với táo số 7

  • Bữa sáng: 1 quả táo, 1 ly sữa hạt.
  • Bữa trưa: 1 quả táo, 1 phần cá hồi nướng và salad rau xanh.
  • Bữa tối: 1 phần súp nấm gà, nước detox táo quế.

    Đến đây, hy vọng bạn đã biết một quả táo chứa bao nhiêu calo và biết cách để đưa nó vào thực đơn hàng ngày của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Hướng dẫn cách chọn sữa cho người tiểu đường

Hướng dẫn cách chọn sữa cho người tiểu đường, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn trong bài viết ngay sau đây. 

Ý nghĩa của chỉ số đường huyết lúc đói với bệnh nhân đái tháo đường

 Trong các chỉ số chẩn đoán đái tháo đường và đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị đái tháo đường, đường huyết lúc đói là một chỉ số rất quan trọng. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về ý nghĩa của chỉ số này với bệnh nhân đái tháo đường nhé.

Uống nước mía có tốt không? Những chú ý khi dùng nước mía

Uống nước mía có tốt không? Nước mía có rất nhiều tác dụng như cung cấp năng lượng, thải độc gan, hỗ trợ xương khớp,...

Bệnh tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát tốt đường huyết?

Bệnh tiểu đường ăn gì tốt và nên kiêng ăn gì? Thông tin bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chỉ ra cụ thể về vấn đề này, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Hướng dẫn cách để khỏe mạnh, ngăn biến chứng khi sống chung với tiểu đường

  Ngay sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách để khỏe mạnh, ngăn biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống khi sống chung với tiểu đường. Đừng bỏ lỡ nhé! 
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà