Mục lục [Ẩn]
Chắc hẳn bạn cũng biết, sữa chua (Yogurt) có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của chúng ta. Nhưng còn một loại khác được mệnh danh là “siêu sữa chua” vì nó mang lại những lợi ích tuyệt vời hơn nữa. Đó là sữa chua Kefir. Cùng tìm hiểu về nó ngay sau đây nhé!
Sữa chua Kefir mang đến lợi ích gì cho sức khỏe?
Sữa chua và sữa chua Kefir khác nhau như thế nào?
Với tên gọi sữa chua Kefir, chúng ta có hai cách hiểu khác nhau, đó là:
- Một loại sữa chua đặc biệt có sự kết hợp giữa sữa chua và sữa Kefir.
- Sữa Kefir có vị chua giống sữa chua nên có tên gọi khác là sữa chua Kefir.
Chúng ta cần phân biệt được sữa chua và sữa kefir. Đây là hai loại thực phẩm khác nhau.
Sữa chua (Yogurt) là một chế phẩm sữa được sản xuất bằng cách cho một số loại vi khuẩn khác nhau lên men sữa. Tùy thuộc vào việc dùng loại vi khuẩn nào và tỷ lệ giữa chúng ra sao mà bạn sẽ có được các loại sữa chua khác nhau.
Trong khi đó, sữa Kefir là thức uống lên men được làm bằng cách sử dụng hạt kefir để lên men sữa (sữa bò hoặc sữa dê). Hạt Kefir (nấm tuyết Tây Tạng, nấm sữa Kefir) là một loại thực phẩm lên men lactic, là những đám sinh vật dạng keo sống cộng sinh kết dính với nhau tạo thành những hạt nhỏ với kích thước từ 2-3 mm. Chúng có hình dáng giống như bông súp lơ trắng.
Hạt Kefir được cho vào sữa để tiến hành lên men. Trong khoảng 24 giờ, các vi sinh vật trong hạt kefir nhân lên và lên men đường trong sữa, biến nó thành sữa kefir. Sau đó, các hạt này được lấy ra khỏi sữa và tiếp tục sử dụng để làm mẻ sữa Kefir khác.
Nói cách khác, sữa Kefir là một loại thức uống. Nhưng hạt Kefir lại giống như “hạt giống” ban đầu để sản xuất loại thức uống này.
Trong hạt Kefir chứa cả vi khuẩn lactic nên nó cũng có thể lên men đường trong sữa thành acid lactic. Vì vậy, sữa kefir có vị chua như sữa chua nhưng thể chất loãng hơn. Do có vị chua như sữa chua nên đôi khi người ta cũng gọi sữa kefir là sữa chua Kefir.
Ngày nay, nhiều nhà sản xuất sữa chua đã kết hợp sữa chua (Yogurt) và sữa kefir để tạo thành sản phẩm sữa chua kefir. Sản phẩm này mang đến nhiều lợi ích trên sức khỏe và đặc biệt được ưa chuộng.
Hạt Kefir
Những lợi ích tuyệt vời của sữa chua Kefir
Sau đây là những tác dụng của sữa chua Kefir:
Sữa chua Kefir là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng tuyệt vời
Kefir có tên bắt nguồn từ từ “keyif” trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, có nghĩa là cảm thấy ngon miệng sau khi ăn. Loại sữa chua này chứa nhiều chất dinh dưỡng. Cụ thể 1 cốc kefir ít chất béo chứa:
- 104 calo
- Chất béo: 2-3g
- Carbohydrates: 11.6g
- Chất đạm: 9 gam
- Canxi: 24% giá trị hàng ngày (DV)
- Phốt pho: 20% DV
- Vitamin B12: 29% DV
- Riboflavin (B2): 25% DV
- Magiê: 7% DV
- Vitamin D: 12% DV
Trong sữa chua Kefir chứa nhiều loại hợp chất có hoạt tính sinh học. Đó là các acid hữu cơ, các peptid mang lại những lợi ích trên sức khỏe.
Sữa chua Kefir cung cấp lượng lợi khuẩn lớn hơn nhiều so với sữa chua thường
Đây là đặc điểm nổi bật nhất của sữa chua Kefir. Chúng ta đều biết, sữa chua cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể, tốt cho tiêu hóa và sức khỏe. Nhưng sữa chua Kefir lại là nguồn probiotic lớn hơn nhiều. Nó thuộc nhóm các thực phẩm giàu lợi khuẩn bậc nhất.
Trong hạt Kefir có chứa tới 61 chủng vi khuẩn và nấm men, khiến chúng trở thành nguồn lợi khuẩn vô cùng phong phú và đa dạng dành cho con người. Probiotics của sữa chua Kefir mang lại nhiều lợi ích như:
- Lấy lại sự cân bằng cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại. Nhờ đó, đường ruột sẽ khỏe mạnh hơn, quá trình tiêu hóa và hấp thu diễn ra tốt hơn.
- Tăng cường miễn dịch.
- Góp phần làm giảm căng thẳng, giúp kiểm soát tốt hơn một số bệnh lý rối loạn tâm thần.
- Cải thiện các vấn đề về tiêu hóa như giảm tiêu chảy, cải thiện hội chứng ruột kích thích, có lợi với người nhiễm khuẩn HP dạ dày…
Kefir rất giàu probiotics
Sữa chua Kefir có đặc tính kháng khuẩn mạnh
Một số thành phần trong sữa chua Kefir có tác dụng kháng khuẩn, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng. Trong đó có men vi sinh Lactobacillus kefiri (chỉ có ở sữa kefir). Các nghiên cứu chứng minh rằng, loại vi khuẩn có lợi này có thể ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn có hại khác nhau, bao gồm Salmonella, Helicobacter pylori và E. coli. Ngoài ra, trong sữa chua Kefir còn chứa
kefiran. Đây là một loại carbohydrate cũng có đặc tính kháng khuẩn.
Sữa chua Kefir giúp cải thiện sức khỏe của xương và giảm nguy cơ loãng xương
Sữa chua Kefir không chỉ là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời mà còn chứa vitamin K2 - đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển hóa canxi. Bổ sung K2 đã được chứng minh là giúp giảm tới 81% nguy cơ gãy xương.
Các nghiên cứu trên động vật gần đây cũng chứng minh có mối liên hệ giữa việc tiêu thụ sữa chua Kefir với việc tăng hấp thu canxi trong tế bào xương. Điều này cải thiện mật độ xương, từ đó giúp ngăn ngừa loãng xương.
Sữa chua Kefir có tác dụng giúp giảm nguy cơ loãng xương
Sữa chua Kefir có thể giúp giảm nguy cơ ung thư
Các thành phần trong sữa chua Kefir có thể giúp làm giảm sự phát triển của khối u hoặc hỗ trợ trong điều trị ung thư bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch.
Tác dụng của Kefir đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu trên thế giới. Có thể kể đến nghiên cứu về “Tác dụng của kefir đối với tình trạng kháng đa thuốc do doxorubicin (thuốc điều trị ung thư) gây ra trong tế bào ung thư đại trực tràng ở người” được thực hiện năm 2020, hoặc nghiên cứu về “Tác dụng chống di căn và chống tạo mạch của nước Kefir đối với các tế bào ung thư vú ở chuột” được thực hiện năm 2016.
Sữa chua Kefir có thể cải thiện các triệu chứng dị ứng và hen suyễn
Phản ứng dị ứng là do phản ứng viêm đối với một số loại thực phẩm hoặc chất khác. Những người có hệ thống miễn dịch nhạy cảm dễ bị dị ứng hơn, có thể gây ra các tình trạng như hen suyễn.
Trong các nghiên cứu trên động vật, kefir đã được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn các phản ứng viêm liên quan đến dị ứng và hen suyễn.
Có thể thấy, sữa chua Kefir mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Vì vậy, hãy tăng cường bổ sung loại thực phẩm này để sống khỏe hơn mỗi ngày nhé!
XEM THÊM:
- Vitamin B5 có tác dụng gì và có trong những thực phẩm nào?
- Cách tính calo trong thức ăn như thế nào?