Mục lục [Ẩn]
Từ xưa tới nay, các loại mỡ động vật và dầu thực vật luôn là thứ không thể thiếu trong việc tạo ra các món ăn từ bình dân, cho đến sơn hào hải vị. Có rất nhiều thông tin trái chiều quanh hai loại sản phẩm này. Có người cho rằng, dầu thực vật tốt hơn nhưng cũng có người không đồng tình. Vậy, trên thực tế, dầu ăn hay mỡ động vật tốt hơn? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé!
Chuyên gia giải đáp: Dầu ăn hay mỡ động vật tốt hơn?
Dầu ăn hay mỡ động vật tốt hơn?
Dầu ăn và mỡ động vật là những nguyên liệu không thể thiếu trong việc chuẩn bị các bữa ăn của mọi gia đình Việt. Trước đây, mỡ động vật là nguyên liệu truyền thống được sử dụng nhiều hơn cả.
Trong những năm qua, do những lo ngại về chất béo bão hòa có trong mỡ động vật, làm gia tăng tình trạng mỡ máu và các bệnh lý tim mạch, nên nhiều người đã từ bỏ mỡ động vật. Theo đó, với việc được quảng cáo là chứa chất béo có lợi, nên lại càng có nhiều người tin tưởng vào dầu ăn hơn.
Tuy nhiên, cả dầu ăn và mỡ động vật đều chứa những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ em và người lớn, cũng như cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thế.
Theo các chuyên gia, mỡ động vật có chất béo bão hòa, cholesterol và nhiều loại vitamin A, D. Việc loại bỏ hoàn toàn mỡ động vật ra khỏi chế độ ăn uống là điều không cần thiết vì cholesterol trong mỡ động vật có cả hai loại là HDL (cholesterol tốt) và LDL (cholesterol xấu).
HDL-C rất cần thiết cho cấu trúc tế bào, làm bền vững các mao mạch máu, bảo vệ hệ tuần hoàn của cơ thể. Không chỉ có vậy, mỡ động vật cũng tham gia vào một số men chuyển hóa của cơ thể, trong đó có nội tiết tố sinh dục và tuyến thượng thận.
Ngoài ra, mỡ động vật còn bền với nhiệt, có điểm bốc khói cao hơn so với các loại dầu thực vật. Do đó, nó phù hợp hơn trong việc nấu nướng ở nhiệt độ cao.
Ưu điểm của các loại dầu ăn từ thực vật là chứa nhiều acid béo không bão hòa, rất ít cholesterol, cùng với hàm lượng vitamin như E, K vượt trội hơn so với mỡ động vật. Việc có rất ít cholesterol sẽ giúp làm giảm đi lượng LDL-c trong máu (yếu tố nguy cơ của các bệnh lý tim mạch), nhưng cũng đồng thời làm mất đi lượng HDL-c.
Một điều đáng chú ý nữa là nhiều loại dầu ăn lại chứa tỷ lệ omega-3, omega 6 không cân đối. Hàm lượng Omega 6 cao có thể làm tăng các phản ứng viêm trong cơ thể. Đồng thời, dầu ăn còn có có điểm bốc khói thấp hơn so với mỡ động vật, nên rất dễ bị oxy hóa ở nhiệt độ cao.
Dầu ăn khi sôi sẽ sản sinh ra nhiều chất độc hại
Khi vượt quá 180 độ C, dầu ăn sẽ bị oxy hóa thành các hợp chất độc như: aldehyde, acrylamide,... Trong đó, aldehyde là một chất rất độc hại, gây tổn thương ở cấp độ tế bào. Nó là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý khác nhau như: gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan, tổn thương cơ tim, co thắt mạch vành, suy tim, trụy tim, gây độc cho các tế bào thần kinh,...
Acrylamide cũng độc hại không kém. Khi vào cơ thể, nó sẽ được chuyển hóa thành glycinamide, chất gây đột biến và hư hại DNA, từ đó gây ra các bệnh ung thư. Đồng thời, acrylamide cũng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, ngăn chặn dẫn truyền xung thần kinh, gây ra bệnh Alzheimer. Ngoài ra, nó cũng ảnh hưởng tiêu cực tới những phụ nữ có thai, và thai nhi.
Nên sử dụng dầu ăn và mỡ động vật như thế nào để tốt cho sức khỏe?
Chúng ta có thể thấy, cả dầu ăn và mỡ động vật đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng, nên rất khó để so sánh nên sử dụng loại nào thay loại nào. Như đã nhắc đến, mỡ động vật có chứa các thành phần cholesterol cấu tạo nên thành tế bào, mà dầu ăn thực vật lại chứa rất ít. Hoặc, việc dầu ăn làm giảm lượng cholesterol xấu, nhưng cũng vô tình làm giảm luôn lượng cholesterol tốt trong máu.
Chính vì vậy, cả dầu ăn và mỡ động vật đều là thứ không thể thiếu trong việc chuẩn bị các món ăn hàng ngày. Với những người còn trẻ, trẻ em, thì mỡ động vật sẽ được ưu tiên hơn so với dầu ăn thực vật. Bởi lẽ, đây là lúc cơ thể cần nhiều năng lượng hơn, tốc độ chuyển hóa nhanh hơn và cơ thể đang trên đà phát triển.
Với những người trung niên, có tuổi, dầu ăn thực vật sẽ được ưu tiên hơn so với mỡ động vật. Bởi vì, sự phát triển của cơ thể đã chững lại, bắt đầu bước vào quá trình lão hóa, lượng cholesterol nhiều sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, dẫn đến các bệnh lý về tim mạch.
Điều quan trọng hơn ở đây là cách sử dụng. Nếu bạn muốn làm những món ăn phải đun nóng ở nhiệt độ cao, thì mỡ động vật là sự lựa chọn tốt hơn hẳn so với dầu ăn từ thực vật. Mỡ động vật ít bị chuyển hóa và không sinh ra các chất độc hại.
Ngược lại, dầu thực vật sẽ tốt hơn nếu bạn dùng chỉ đun nấu ở nhiệt độ thấp, hoặc dùng để trộn vào những món ăn như salad,... Tuy nhiên, bạn cũng không nên đun nóng mỡ động vật ở nhiệt độ quá cao. Theo các chuyên gia, khi sử dụng dầu mỡ nói chung, nhiệt độ tốt nhất khi chiên nên là 160 - 180 độ C, khi xào nên là 120 độ C và nướng là 180 độ C.
Mỡ động vật tốt cho trẻ em hơn so với người có tuổi
Đồng thời, bạn cũng chỉ nên dùng dầu mỡ đun 1 lần duy nhất, không nên dùng dầu mỡ đã qua đun nóng nhiều lần. Mỗi lần sử dụng, bạn cũng chỉ nên lấy một lượng vừa phải, không nên dùng quá nhiều.
Một lưu ý nữa là không phải loại dầu ăn từ thực vật nào cũng tốt như nhau. Một số bằng chứng cho thấy, dầu hạt cải, dầu ngô có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Chúng chứa hàm lượng omega-6 rất cao, nên sẽ làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, thúc đẩy sự xuất hiện của các bệnh lý mãn tính. Trong khi đó, dâu ô liu, dầu dừa, dầu bơ, dầu hạt óc chó lại rất tốt cho sức khỏe, chứa ít omega-6, và giàu dưỡng chất khác. Do đó, bạn nên sử dụng những loại dầu này.
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về việc dầu ăn hay mỡ động vật tốt hơn, cũng như cách sử dụng phù hợp nhất. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: